JSOFT
Tiết kiệm năng lượng: Mang lại tiền tỷ cho doanh nghiệp
2009-12-18
(MOC.GOV.VN) - Sau 4 năm triển khai, dự án “Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam – PECSME” đã có 320 dự án được thực hiện, tiết kiệm 125.000 tấn dầu (quy đổi), giảm 526.000 tấn CO2 phát thải ra môi trường. Đó là những con số được đưa ra ngày 17-12, tại buổi tổng kết tiến độ thực hiện dự án năm 2009 do Bộ KH-CN tổ chức tại Hà Nội.
Hiệu quả

Ông Trịnh Ngọc Hòa, chủ doanh nghiệp tư nhân ở Thạch Lỗi, Cẩm Giàng (Hải Dương), cho biết đã đầu tư 4,5 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn vay của dự án là 1,1 tỷ đồng để cải tiến lò gạch nung gạch thủ công sang lò nung liên tục kiểu đứng. Với việc đầu tư mua sắm trang thiết bị trộn than vào gạch, giúp giảm đáng kể lượng than đốt lò, chất lượng gạch thành phẩm tốt hơn, giảm công lao động, tiết kiệm thời gian vào lò và ra lò đến 35%. Trước kia phải có người đóng than, khi xếp lò phải cài than, đến nay việc xếp lò, ra lò đều nhanh hơn, gạch nung xong như kiểu gạch sẵn, chỉ việc bốc lên chở đến nơi tiêu thụ. Hiện mỗi ngày ông Hòa cho ra lò gần 10.000 gạch, doanh thu 12 - 13 triệu đồng, tiết kiệm được gần 1 triệu đồng/ngày so với trước khi được đầu tư. Dự kiến, sau 3 năm, ông Hòa sẽ thu hồi được vốn đầu tư.

Hiệu quả đầu tư công nghệ mới, tiết kiệm năng lượng thể hiện rõ nhất ở làng nghề gốm sứ Bát Tràng. Từ một làng nghề nổi tiếng tiêu tốn năng lượng, ô nhiễm môi trường, các doanh nghiệp ở đây đã chuyển đổi ứng dụng hệ thống lò nung mới bằng gas, vừa tiết kiệm nhiên liệu, tỷ lệ thành phẩm và hiệu quả kinh tế cao, lại không ô nhiễm môi trường.

Ông Đào Xuân Hùng, Chủ tịch UBND xã Bát Tràng, cho biết, đến nay, toàn xã đã có 100% đơn vị kinh tế, 60% hộ sử dụng lò nung gốm sứ bằng khí gas. Việc sử dụng lò mới đã rút ngắn thời gian nung, mẫu mã, chất lượng và màu men sản phẩm phong phú và đa dạng hơn, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Riêng trong năm 2009, Bát Tràng đã thực hiện được 21 dự án với sự hỗ trợ bảo lãnh vay vốn ngân hàng của dự án và Quỹ bảo vệ môi trường toàn cầu với tổng số tiền hơn 8 tỷ đồng. Mặc dù hiện Bát Tràng vẫn còn gần 200 hộ sử dụng lò than, nhưng đến nay đã có nhiều hộ đăng ký được hỗ trợ đầu tư chuyển đổi công nghệ nung gốm bằng lò gas.

Theo Ban quản lý PECSME, ngoài 20 tỉnh được lựa chọn tham gia dự án từ năm 2008, đã có nhiều địa phương tích cực tham gia ứng dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng, công nghệ lò gạch, gốm như: Tiền Giang, Cao Bằng, Sơn La, Ninh Bình, Quảng Ninh, Hòa Bình. Đặc biệt, đã có một số tỉnh đã mở rộng phạm vi hoạt động tiết kiệm năng lượng; không chỉ bó hẹp trong 5 ngành mà còn phát triển sang các ngành khác như chiếu sáng đô thị, tiết kiệm năng lượng trong các tòa nhà, sản xuất sạch hơn. Theo Ban quản lý PECSME, sau 4 năm triển khai, dự án đã giúp các doanh nghiệp tham gia tiết kiệm 125.000 tấn dầu (quy đổi) và giảm 526.000 tấn CO2 phát thải ra môi trường...

Hỗ trợ vốn cho 500 doanh nghiệp

Dự án PECSME có nguồn vốn cho vay thực hiện các dự án tiết kiệm năng lượng là 1,7 triệu USD. Ngoài ra, theo thỏa thuận giữa Ban quản lý PECSME và Ngân hàng Công thương Việt Nam, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam và một số tổ chức tài chính khác, PECSME có thể bảo lãnh vốn vay gấp 3 lần số vốn thực có (khoảng 5,1 triệu USD, tương đương gần 100 tỷ đồng). Mục tiêu đến năm 2010 sẽ có 500 doanh nghiệp thuộc 5 loại hình được hỗ trợ vay vốn. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có hơn 320 doanh nghiệp được vay vốn. Ông Nguyễn Bá Vinh, Quản đốc dự án PECSME, cho biết, 180 dự án còn lại sẽ tiếp tục được hỗ trợ vay vốn. Sự tác động lớn từ PECSME hiện đã thu hút được nhiều doanh nghiệp tham gia.

Ban quản lý PECSME cho biết hiện nay ở một số địa phương đang xảy ra tình trạng doanh nghiệp chưa tiếp cận được nguồn vốn vay và bảo lãnh vốn vay. Nguyên nhân chính bắt nguồn từ đơn vị tư vấn lập báo cáo kiểm toán năng lượng. Theo quy trình, đơn vị tư vấn lập kiểm toán năng lượng chi tiết tại doanh nghiệp, trong đó phân tích chi tiết mọi khía cạnh năng lượng (lượng tiêu hao, khả năng cắt giảm, tiết kiệm...); trên cơ sở đó để đề xuất các giải pháp tiết kiệm năng lượng cho doanh nghiệp thực hiện. Báo cáo kiểm toán năng lượng cũng chỉ ra tiến độ thực hiện, khả năng thu hồi nguồn vốn. Sau đó, nếu doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn, báo cáo kiểm toán sẽ được Ban quản lý PECSME duyệt báo cáo kỹ thuật và kiểm tra tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, do năng lực còn hạn chế nên không ít báo cáo kiểm toán năng lượng không đạt được yêu cầu, vì vậy PECSME thiếu căn cứ để xét duyệt cho các dự án vay vốn.

Ông Vinh khẳng định, trong năm 2010, dự án tiếp tục tổ chức đào tạo, tập huấn cho các doanh nghiệp thuộc 5 lĩnh vực: gốm sứ, gạch, giấy, chế biến thực phẩm, dệt nhuộm, đồng thời đào tạo cho các tổ chức dịch vụ tiết kiệm năng lượng phương pháp lập báo cáo kiểm toán năng lượng. Ngoài ra, dự án sẽ làm việc với ngân hàng và Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để tháo gỡ các điều kiện, thủ tục phức tạp không cần thiết nhưng vẫn đảm bảo tránh rủi ro cho cả ngân hàng và doanh nghiệp khi triển khai các dự án.

SGGP

Tin chỉ đạo, điều hành

Quảng Ninh: Tháng cao điểm ra quân tổng dọn vệ sinh môi trường Vịnh Hạ Long

Hội thảo “Lấy ý kiến sửa đổi Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình”

Penetron và các tiêu chuẩn môi trường trong xây dựng

Góp ý cho dự thảo Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ ngành Xây dựng giai đoạn 2021-2030

Khai mạc phiên chính thức Đại hội Đại biểu Đảng bộ Bộ Xây dựng lần thứ IX, nhiệm kỳ 2020-2025

Quyết định về việc thành lập Hội đồng tư vấn đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng năm 2019 của Viện Vật liệu xây dựng

Quyết định về việc thành lập Hội đồng tư vấn đánh giá nghiệm thu kết quả nhiệm vụ KHCN “Nghiên cứu, đề xuất giải pháp đầu tư, quản lý, khai thác không gian ngầm phục vụ công cộng đô thị thích ứng với điều kiện Việt Nam”

Bộ Xây dựng trao Quyết định bổ nhiệm Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường

Le Doan Hop

Thông báo về việc tuyển chọn, xét giao trực tiếp các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ thực hiện năm 2025

Thông báo về việc tuyển chọn, giao nhiệm vụ nguồn vốn sự nghiệp bảo vệ môi trường thực hiện trong kế hoạch năm 2025 và giai đoạn 2025-2027 của Bộ Xây dựng

Thông báo đề xuất các nhiệm vụ từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường năm 2025 và giai đoạn 03 năm (2025-2027)

Thông báo về việc tuyển chọn, xét giao trực tiếp các nhiệm vụ khoa học và công nghệ bổ sung cấp Bộ thực hiện năm 2024

Thông báo đề xuất các nhiệm vụ từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường năm 2024 và giai đoạn 03 năm (2024-2026)

Thông báo về việc tuyển chọn bổ sung nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ thực hiện năm 2023 lĩnh vực biến đổi khí hậu

Mời tham dự Hội thảo đào tạo với chủ đề “Thúc đẩy phát triển công trình phát thải ròng bằng 0 – Kinh nghiệm quốc tế và giải pháp khuyến nghị cho Việt Nam”

Công bố danh mục và các tài liệu hướng kỹ thuật trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật đô thị và môi trường do Bộ Xây dựng quản lý

® MOC giữ bản quyền nội dung trên website này.
THÔNG TIN LIÊN HỆ.