Chương trình Mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng TK&HQ năm 2010: Cần giải pháp đột phá từ các bộ, ngành
2010-02-03
(MOC.GOV.VN) - Năm 2009, Chương trình Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và được đánh giá là năm đạt được kết quả toàn diện.
Kết quả nổi bật
Năm 2009, Chương trình Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và được đánh giá là năm đạt được kết quả toàn diện.
Năm 2009, Chương trình Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và được đánh giá là năm đạt được kết quả toàn diện.
Tại cuộc họp tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia về Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (SDNLTK&HQ) năm 2009 và kế hoạch năm 2010 mới đây, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã đánh giá cao hiệu quả của Chương trình. Không những nhận thức về SDNLTK&HQ trong cộng đồng được nâng cao mà còn mang lại hiệu quả trong sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Về tăng cường quản lý nhà nước, đây là kết quả nổi bật nhất, Bộ Công Thương đã hoàn thành dự thảo Luật SDNLTK&HQ trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp thứ 6, đồng thời đã ban hành Thông tư hướng dẫn sử dụng và quản lý tài chính cho Chương trình. Hướng dẫn thực hiện tiết kiệm năng lượng trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp. Chỉ đạo và hướng dẫn các địa phương triển khai các hoạt động tiết kiệm năng lượng (TKNL). Trong công tác tuyên truyền, đã triển khai thực hiện nhiều chương trình phát thanh và truyền hình tuyên truyền về công tác TKNL, góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng. Cùng với việc phát triển phổ biến trang thiết bị hiệu suất cao, Bộ Công Thương đã ban hành 7 bộ tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng; hỗ trợ lắp đặt địa điểm thiết bị đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời; Hỗ trợ nghiên cứu chế tạo Ballast điện tử chất lượng cao thay thế dần Ballast sắt từ...
Ngoài ra, đã hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp xây dựng chương trình TKNL mô hình thí điểm và đào tạo cán bộ quản lý năng lượng...
Giải pháp đột phá
Năm 2010, với sự phục hồi của sản xuất trong nước, nhu cầu điện năng dự kiến tăng 13-15% so với năm 2009. Riêng trong 6 tháng mùa khô đầu năm 2010, việc cung cấp điện sẽ có nhiều khó khăn, nhất là tại miền Bắc, do hạn hán nên mức nước dự trữ tại các hồ thuỷ điện thấp hơn nhiều so với các năm trước. Đặc biệt năm 2010 là năm có nhiều sự kiện quan trọng cấp quốc gia và của các địa phương, là năm cuối của kế hoạch 5 năm 2006-2010 và tổ chức Đại hội Đảng các cấp, vì vậy, cần có các giải pháp đột phá từ đề xuất của các Bộ, ngành...
Kết luận tại cuộc họp, Phó Thủ tướng cho rằng, các Bộ, ngành cần chủ động xây dựng chương trình, tổ chức thực hiện, đề xuất các cơ chế chính sách phù hợp để đạt mục tiêu năm 2010 tiết kiệm trên 4% năng luợng tiêu thụ. Cụ thể: Đối với Bộ Công Thương, cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ như: Nghiên cứu giải trình, tiếp thu ý kiến của Đại biểu Quốc hội để hoàn chỉnh Luật SDNLTK&HQ. Đặc biệt là phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng cơ sở dữ liệu năng lượng của Việt Nam, trong đó có các số liệu cơ bản của các phân ngành năng lượng (điện, than, dầu khí…); Thu thập các dữ liệu về sản xuất, tiêu thụ năng lượng, các chỉ tiêu năng lượng của cả nước, khu vực và trên thế giới. Xây dựng các chỉ tiêu so sánh, đánh giá mức độ sử dụng năng lượng của Việt Nam với các nước trên thế giới và khu vực; Lập đề án đánh giá năng lượng, xây dựng lộ trình chuyển giá các loại năng lượng đang thực hiện theo cơ chế thị trường, tạo sự cạnh tranh lành mạnh, tạo tiềm năng và sự tự giác của các hộ tiêu thụ năng lượng...
Đối với Bộ Xây dựng, cần chú trong công tác quan rlý qui hoạch, kiến trúc và phất triển đô thị cần đề ra các giải pháp để nang cao hiệu suât năng lượng; Hướng dẫn các doanh nghiệp phát triển laọi vật liệu thân thiện với môi truờng; khuyến khích các công trình hạ tầng được xăy dưụng theo mo hình “toà nhà xanh”.
Đối với Bộ Kế họach và Đầu tư, phối hợp với các đơn vị liên quan thu xếp nguồn vốn cho phòng thí nghiệm hiệu suất năng lượng cho các thiết bị điều hoà không khí và tủ lạnh để sớm đưa Phòng thí nghiệm vào sử dụng trong năm 20110. Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng đề nghị các Bộ Giáo dục và đào tạo; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường, nghiên cứu và sớm đề xuất các giải pháp mang lại hiệu quả cho chương trình này.
Ngoài ra, đã hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp xây dựng chương trình TKNL mô hình thí điểm và đào tạo cán bộ quản lý năng lượng...
Giải pháp đột phá
Năm 2010, với sự phục hồi của sản xuất trong nước, nhu cầu điện năng dự kiến tăng 13-15% so với năm 2009. Riêng trong 6 tháng mùa khô đầu năm 2010, việc cung cấp điện sẽ có nhiều khó khăn, nhất là tại miền Bắc, do hạn hán nên mức nước dự trữ tại các hồ thuỷ điện thấp hơn nhiều so với các năm trước. Đặc biệt năm 2010 là năm có nhiều sự kiện quan trọng cấp quốc gia và của các địa phương, là năm cuối của kế hoạch 5 năm 2006-2010 và tổ chức Đại hội Đảng các cấp, vì vậy, cần có các giải pháp đột phá từ đề xuất của các Bộ, ngành...
Kết luận tại cuộc họp, Phó Thủ tướng cho rằng, các Bộ, ngành cần chủ động xây dựng chương trình, tổ chức thực hiện, đề xuất các cơ chế chính sách phù hợp để đạt mục tiêu năm 2010 tiết kiệm trên 4% năng luợng tiêu thụ. Cụ thể: Đối với Bộ Công Thương, cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ như: Nghiên cứu giải trình, tiếp thu ý kiến của Đại biểu Quốc hội để hoàn chỉnh Luật SDNLTK&HQ. Đặc biệt là phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng cơ sở dữ liệu năng lượng của Việt Nam, trong đó có các số liệu cơ bản của các phân ngành năng lượng (điện, than, dầu khí…); Thu thập các dữ liệu về sản xuất, tiêu thụ năng lượng, các chỉ tiêu năng lượng của cả nước, khu vực và trên thế giới. Xây dựng các chỉ tiêu so sánh, đánh giá mức độ sử dụng năng lượng của Việt Nam với các nước trên thế giới và khu vực; Lập đề án đánh giá năng lượng, xây dựng lộ trình chuyển giá các loại năng lượng đang thực hiện theo cơ chế thị trường, tạo sự cạnh tranh lành mạnh, tạo tiềm năng và sự tự giác của các hộ tiêu thụ năng lượng...
Đối với Bộ Xây dựng, cần chú trong công tác quan rlý qui hoạch, kiến trúc và phất triển đô thị cần đề ra các giải pháp để nang cao hiệu suât năng lượng; Hướng dẫn các doanh nghiệp phát triển laọi vật liệu thân thiện với môi truờng; khuyến khích các công trình hạ tầng được xăy dưụng theo mo hình “toà nhà xanh”.
Đối với Bộ Kế họach và Đầu tư, phối hợp với các đơn vị liên quan thu xếp nguồn vốn cho phòng thí nghiệm hiệu suất năng lượng cho các thiết bị điều hoà không khí và tủ lạnh để sớm đưa Phòng thí nghiệm vào sử dụng trong năm 20110. Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng đề nghị các Bộ Giáo dục và đào tạo; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường, nghiên cứu và sớm đề xuất các giải pháp mang lại hiệu quả cho chương trình này.
ST
Các bài viết mới hơn
- Cùng thế giới tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường (2010-06-17)
- UAE xây nhà máy điện năng lượng lớn nhất thế giới (2010-10-06)
- Kính tiết kiệm năng lượng, giải pháp xanh cho những công trình hiện đại (2010-05-31)
- Những công trình dùng năng lượng mặt trời hoành tráng nhất (2010-05-20)
- Việt Nam đặt mục tiêu giảm 20-30% chi phí năng lượng (2010-04-28)
- Việt Nam: Một trong sáu nước dùng năng lượng nhiều nhất Đông Á (2010-04-20)
- Tiết kiệm điện nhằm đảm bảo cung cấp điện vào mùa khô năm 2010 (2010-04-13)
- Năm 2009: Hà Nội tiết kiệm 32 tỷ đồng nhờ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (2010-03-19)
Các bài viết cũ hơn
- Đèn sợi nano hiệu suất cao (2010-02-24)
- Làm nước nóng bằng… máy lạnh (2010-03-02)
- Tối ưu hóa hệ thống tiết kiệm năng lượng trong công nghiệp (2010-01-25)
- Thêm một dự án tiết kiệm năng lượng (2010-01-22)
- Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả (2010-01-19)
- Cao ốc dùng điện mặt trời lớn nhất thế giới (2010-01-14)
- Đứng trước nguy cơ thiếu điện năm 2010: Sử dụng năng lượng hiệu quả- không chỉ hô hào (2010-12-01)
- TP HCM 'lời' 75 tỷ đồng mỗi năm nếu tiết kiệm điện (2010-05-01)