Vicem đã triển khai áp dụng đồng bộ 5 giải pháp trọng tâm:
Giải pháp thứ nhất là quản lý và kiểm soát mức phát thải khí nhà kính thông qua việc sử dụng hiệu quả nguyên liệu hóa thạch, tăng cường sử dụng nguyên liệu thay thế. Những năm gần đây, tỷ lệ sử dụng bùn thải làm nguyên liệu thay thế trong sản xuất clinker tại Vicem có xu hướng tăng dần từ 10 - 19% (Vicem Bút Sơn) và các đơn vị của Vicem đều đang tập trung triển khai hiệu quả chương trình này.
Từ năm 2019, Vicem đã kiểm soát lượng phát thải CO₂ (trực tiếp và gián tiếp) theo tấn sản phẩm bằng phần mềm Đo đạc - Báo cáo - Thẩm định (MRV) nhằm quản lý Kế hoạch thực hiện chiến lược phát triển bền vững và sản xuất xanh. Hàng năm, Vicem luôn dành chi phí để bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp thiết bị dây chuyền, đồng thời tối ưu hóa chế độ vận hành nhằm tiết kiệm năng lượng, hướng tới sản xuất xi măng phát thải thấp.
Giải pháp thứ hai là sử dụng hiệu quả nhiên liệu hóa thạch, đồng thời tăng cường sử dụng nhiên liệu thay thế. Vicem luôn tối ưu hóa tiêu hao nhiệt cho sản xuất bằng các giải pháp sử dụng các vòi đốt hiệu quả để sử dụng than phẩm cấp thấp và làm kín hệ thống thông qua hoạt động cân bằng nhiệt cho từng dây chuyền.
Hệ thống đốt rác thải tại lò nung Xi măng Vicem Hoàng Thạch.
Tại một số nhà máy như Vicem Bút Sơn, Vicem Sông Thao, Vicem Hoàng Mai, Vicem Hà Tiên đã thực hiện đồng xử lý chất thải trong lò nung làm nhiên liệu thay thế, có tỷ lệ sử dụng rác thải công nghiệp thông thường thay thế than lên đến 30% nhu cầu nhiệt cho sản xuất clinker, giúp giảm lượng tiêu thụ than, tối ưu hóa lợi ích kinh tế. Đồng thời, giải pháp này cũng góp phần giảm phát thải khí nhà kính và tiết kiệm tài nguyên không tái tạo.
Giải pháp thứ ba là giảm tỷ lệ clinker trong sản xuất xi măng. Vicem đang thực tăng cường sử dụng tro, xỉ và thạch cao nhân tạo cho quá trình sản xuất xi măng. Việc giảm tỷ lệ clinker trong xi măng không chỉ giúp giảm lượng phát thải CO₂ cho sản xuất, mà còn góp phần xử lý các phế thải công nghiệp, hạn chế ô nhiễm môi trường, thúc đẩy phát triển nền kinh tế tuần hoàn.
Năm 2023, tỷ lệ sử dụng tro xỉ làm phụ gia trong sản xuất xi măng của Vicem đạt 10,7% (tương đương 2,04 triệu tấn) và tăng 10,8% trong 9 tháng đầu năm 2024 (tương đương 1,45 triệu tấn). Bên cạnh đó, việc chuyển đổi sang sử dụng thạch cao nhân tạo cũng giúp giảm chi phí sản xuất và tăng cường tính chủ động trong nguồn cung. Từ năm 2014, Vicem đã nghiên cứu sử dụng thạch cao nhân tạo thay cho thạch cao tự nhiên, đến nay, tỷ lệ sử dụng thạch cao nhân tạo bình quân khoảng 42%.
Mặt khác, Vicem cũng tập trung nâng cao chất lượng clinker bằng cách tối ưu hóa quy trình sản xuất và cải tiến công nghệ, đưa ra thị trường những sản phẩm xi măng mới với tỷ lệ sử dụng clinker thấp khoảng 50%.
Hệ thống tận dụng nhiệt thừa khí thải dây chuyền 1 và 2 để phát điện tại nhà máy Xi măng Bút Sơn.
Giải pháp thứ tư là sử dụng nhiệt thừa để phát điện. Theo tính toán sơ bộ, các nhà máy thuộc Vicem có khả năng lắp đặt hệ thống tận dụng nhiệt thừa để phát điện với công suất lên đến khoảng 70 MW. Việc đầu tư hệ thống tận dụng nhiệt thừa sẽ giúp các đơn vị sản xuất xi măng tự sản xuất khoảng 25 - 30% lượng điện dùng cho sản xuất. Hiện nay, các nhà máy thuộc Vicem đang tập trung đầu tư xây dựng các dự án tận dụng nhiệt điện thừa để phát điện, dự kiến hoàn thành và đi vào hoạt động trong năm 2025.
Giải pháp thứ năm là thực hiện việc thu hồi CO₂ từ khí thải lò nung. Hiện nay, CO₂ lỏng và rắn được sử dụng rộng rãi cho nhiều ngành. Vicem đang nghiên cứu, triển khai thử nghiệm dự án sản xuất hoặc thu hồi CO₂ tại nhà máy Xi măng Bình Phước.
Thời gian tới, Vicem dự kiến sẽ tiếp tục thực hiện chiến lược phát triển bền vững và sản xuất xanh, nghiên cứu những giải pháp cụ thể để giảm phát thải khí nhà kính. Nhưng để tạo điều kiện cho quá trình đó, Viem kiến nghị sớm có chính sách cụ thể để thúc đẩy sản xuất xanh, giảm phát thải khí nhà tạo động lực cho các doanh nghiệp đầu tư, duy trì sản xuất theo hướng phát triển bền vững.
Theo ximang.vn
- Thái Bình: Tuyên truyền bảo vệ môi trường thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch (22/11/2024)
- Thủ tướng: Việt Nam sẽ phấn đấu thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 trước 2050 (21/11/2024)
- Hà Nội: Giao thông xanh góp phần giảm ô nhiễm môi trường (21/11/2024)
- Hà Tĩnh: Sở Tài nguyên và Môi trường triển khai mô hình “Cộng đồng dân cư không rác thải nhựa” (21/11/2024)
- Cà Mau: Hiệu quả tín dụng nước sạch và vệ sinh môi trường (15/11/2024)
- Huyện Sìn Hồ (Lai Châu) chung tay chống rác thải nhựa (07/11/2024)
- Hải Dương: Xã Nam Trung biến rác sinh hoạt thành phân bón hữu cơ (07/11/2024)
- Ngày Chủ nhật xanh tạo mỹ quan, môi trường (06/11/2024)
- Bình Dương: Ngày Chủ nhật xanh tạo mỹ quan, môi trường (04/11/2024)
- Yên Bái: Câu lạc bộ (CLB) tình nguyện vì môi trường SVWAO chung tay bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp (01/11/2024)
- Đà Nẵng: Bảo vệ môi trường qua ứng dụng zalo (31/10/2024)
- Thái Nguyên: Xây dựng mô hình điểm nâng cao chất lượng môi trường nông thôn (31/10/2024)
- Hậu Giang: Bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường (31/10/2024)
- Yên Bái: Yên Thịnh đẩy mạnh phân loại rác thải tại nguồn (29/10/2024)
- Bà Rịa Vũng Tàu: An Ngãi ra quân làm vệ sinh môi trường (29/10/2024)
- Hậu Giang: Truyền thông về bảo vệ môi trường cho 100 hội viên nông dân (29/10/2024)