JSOFT
Hội thảo Áp dụng mô hình thông tin công trình trong hoạt động xây dựng
18/09/2024
(MOC.GOV.VN) - Ngày 21/6/2024, tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Công nghệ và Tư vấn CIC (Bộ Xây dựng) phối hợp với Sở Xây dựng Hà Nội tổ chức hội thảo Áp dụng mô hình thông tin công trình trong hoạt động xây dựng, với sự tham dự của đông đảo nhà quản lý, chuyên gia, nhà khoa học và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, thiết kế, xây dựng.

Hội thảo được tổ chức nhằm góp phần cụ thể hóa chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 268/QĐ-TTg ngày 17/3/2023 về việc thực hiện áp dụng mô hình BIM đối với các công trình xây dựng mới từ giai đoạn chuẩn bị dự án.

Quang cảnh hội thảo

Hiện nay, Chuyển đổi số đã trở thành xu thể tất yếu, mở ra cơ hội chưa từng có cho các nước, các địa phương, doanh nghiệp trên thế giới vượt lên trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; giúp cho Chính phủ các quốc gia hoạt động hiệu quả, hiệu lực và minh bạch hơn. Nói đến chuyển đổi số thì việc số hóa các thông tin, tài liệu trên giấy thành dạng dữ liệu điện tử là một công đoạn rất quan trọng; trong số các công nghệ để số hóa thông tin thì mô hình thông tin công trình BIM đang được ứng dụng trong ngành xây dựng, BIM là sử dụng các công nghệ để số hóa các thông tin của công trình thể hiện thông qua mô hình không gian ba chiều (3D) nhằm hỗ trợ quá trình thiết kế, thi công và quản lý vận hành; áp dụng mô hình thông tin công trình (BIM) trong hoạt động xây dựng giúp nâng cao hiệu quả quản lý xây dựng, giảm thiểu chi phí và tăng cường độ chính xác giảm thiểu các xung đột trong quá trình thiết kế, xây dựng và vận hành các công trình xây dựng.

Việc áp dụng mô hình thông tin công trình (BIM) sẽ góp phần thúc đẩy thực hiện quá trình chuyển đổi số theo Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 30/12/2022 của Thành ủy Hà Nội và các Kế hoạch của UBND Thành phố.

Giới thiệu tổng quan về BIM, ông Đỗ Chí Hưng, Trưởng phòng Quản lý Xây dựng, Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, mô hình BIM là sử dụng các công nghệ để số hoá các thông tin của công trình thể hiện thông qua mô hình không gian ba chiều (3D) nhằm hỗ trợ quá trình thiết kế, thi công và quản lý vận hành; áp dụng mô hình BIM trong hoạt động xây dựng giúp nâng cao hiệu quả quản lý xây dựng, giảm thiểu chi phí và tăng cường độ chính xác giảm thiểu các xung đột trong quá trình thiết kế, xây dựng và quản lý vận hành các công trình xây dựng.

Cụ thể: Đối với cơ quan quản lý, thông qua mô hình thông tin công trình, các cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng, quản lý đô thị có được cái nhìn tổng quát, cụ thể về sự phù hợp của quy hoạch, kiến trúc công trình, đấu nối hạ tầng kỹ thuật… Việc áp dụng BIM trong quy hoạch, thiết kế, xây dựng công trình giúp giảm được thời gian nghiên cứu và phê duyệt hồ sơ cấp phép cũng như phục vụ rất có hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra nghiệm thu công trình xây dựng.

Đối với chủ đầu tư, BIM cung cấp cái nhìn trực quan, hỗ trợ tốt trong quá trình lựa chọn phương án đầu tư, phương án thiết kế, xác định kế hoạch vốn phù hợp với kế hoạch triển khai; giúp chủ đầu tư dễ dàng trong việc xem xét và ra quyết định thông qua các thông tin được tích hợp sẵn trong mô hình. Việc áp dụng BIM giúp giảm thiểu thời gian ngừng chờ xử lý xung đột ngoài ý muốn (xuất phát từ lỗi thiết kế hoặc việc không phù hợp giữa thiết kế và thi công). BIM giúp tối thiểu hóa công tác quản lý dự án, giảm rủi ro dự án, nâng cao chất lượng dự án và mang lại hiệu quả đầu tư xây dựng. Bên cạnh đó, áp dụng BIM cũng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho đơn vị tư vấn thiết kế, nhà thầu thi công, các đơn vị quản lý vận hành công trình.

Hiện nay, trên thế giới có nhiều chuẩn mô hình BIM, nhưng chúng ta đang áp dụng chuẩn mô hình 3D BIM, đây là mô hình hình học kỹ thuật số 3 chiều được liên kết với thông tin liên quan đến các đối tượng, vật liệu, tính năng kỹ thuật và các yếu tố khác trong dự án xây dựng. Khi áp dụng BIM sẽ mang lại nhiều lợi ích.

Ông Đỗ Chí Hưng cho biết, tại Việt Nam từ năm 2023, áp dụng BIM bắt buộc với công trình cấp I, cấp đặc biệt với các dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công và đầu tư theo phương thức đối tác công tư từ giai đoạn chuẩn bị dự án. Từ năm 2024, áp dụng bắt buộc với các công trình cấp I, cấp đặc biệt sử dụng vốn khác và đến năm 2026, bổ sung thêm công trình cấp II.

Tại Hà Nội, Nghị quyết số 18-NQ/TU ngày 30/12/2022 của Thành ủy Hà Nội về chuyển đổi số, xây dựng thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 có mục tiêu tổng quát “Đến năm 2030, xây dựng Thủ đô Hà Nội cơ bản trở thành Thành phố thông minh, hiện đại, từng bước kết nối với mạng lưới đô thị thông minh trong khu vực và thế giới”. Trong đó, đô thị thông minh cần có những công trình thông minh, mô hình BIM là điều kiện cốt lõi để xây dựng công trình thông minh.

Chia sẻ tại Hội thảo, đại diện Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, việc số hóa các thông tin, chuyển đổi từ quản lý tài liệu trên giấy thành dữ liệu điện tử là một công đoạn rất quan trọng, trong đó mô hình thông tin công trình BIM đang được ứng dụng rộng rãi trong ngành xây dựng nói chung. Khi được ứng dụng, toàn bộ quy trình từ thực hiện dự án đến bàn giao đưa vào sử dụng đều được các đơn vị cập nhật vào mô hình BIM. Quá trình triển khai, xây dựng mô hình quản lý đều có sự tham gia thực hiện của các đơn vị chủ đầu tư, tư vấn lập dự án, tư vấn thiết kế, nhà thầu thi công... từ đó góp phần tạo điều kiện cho công tác kiểm tra, giám sát, quản lý vận hành và bảo trì công trình của các bên liên quan.

Tại hội thảo, ông Lương Thành Hưng, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Công nghệ và Tư vấn CIC đã giới thiệu tổng quan về BIM, các văn bản pháp luật, cơ chế chính sách và lộ trình áp dụng BIM cũng như các dự án đã triển khai ứng dụng BIM trong quản lý dự án, thiết kế, thi công, nghiệm thu công trình xây dựng như: Dự án Trung tâm nghiên cứu tiên tiến thuộc Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, dự án Air Traffic Control Tower (Campuchia) hay dự án Vận hành hệ thống thoát nước & xử lý nước thải thành phố Sơn La.

Ông Lương Thành Hưng khẳng định, đối với ngành Xây dựng, việc áp dụng BIM sẽ thay thế cho những phương pháp xây dựng truyền thống, BIM sẽ là nền móng cho chuyển đổi số ngành Xây dựng và đô thị thông minh.

Tham dự hội thảo, ông Jakub Wachocki - chuyên gia đến từ Singapore cho biết mô hình BIM đã xuất hiện từ những năm 2000 và phổ biến hơn vào năm 2014. Hiện nay, khoa học công nghệ phát triển rất nhanh và công nghệ hiện tại chắc chắn sẽ khác so với công nghệ trong 2-4 năm tới vì đường cong sự sáng tạo gia tăng theo cấp số nhân. Vì vậy, chúng ta hãy nghĩ làm thế nào để bắt đầu sử dụng các công nghệ mới để phục vụ cho hoạt động ngành Xây dựng và tốc độ đô thị hóa.

Tham dự hội thảo, các chuyên gia tích cực thảo luận các vấn đề trọng tâm như: Nhận biết các thuật ngữ cơ bản, phương pháp, nội dung, lưu giữ các tệp dữ liệu của BIM trong quá trình thực hiện; cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc, hệ thống phần mềm công nghệ nền tảng, hệ thống lưu trữ, quản lý dữ liệu cần thiết để phục vụ thực hiện mô hình thông tin công trình (BIM); Trao đổi một số kinh nghiệm về triển khai BIM tại một số nước trên thế giới; Thông tin về thực trạng triển khai mô hình thông tin công trình (BIM) trên địa bàn Thành phố Hà Nội và quy trình áp dụng BIM cho các giai đoạn của dự án để các các cơ quan chuyên môn về xây dựng của thành phố, các chủ đầu tư dự án đầu tư công của Thành phố nói riêng và chủ đầu tư các dự án đầu tư trên địa bàn Thành phố nói chung chuẩn bị sẵn sàng những kiến thức về pháp lý, chuyên môn cần thiết và cơ sở vật chất để thực hiện lộ trình áp dụng BIM.

 

Trần Hà

 

Tin chỉ đạo, điều hành

Quảng Ninh: Tháng cao điểm ra quân tổng dọn vệ sinh môi trường Vịnh Hạ Long

Hội thảo “Lấy ý kiến sửa đổi Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình”

Penetron và các tiêu chuẩn môi trường trong xây dựng

Góp ý cho dự thảo Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ ngành Xây dựng giai đoạn 2021-2030

Khai mạc phiên chính thức Đại hội Đại biểu Đảng bộ Bộ Xây dựng lần thứ IX, nhiệm kỳ 2020-2025

Quyết định về việc thành lập Hội đồng tư vấn đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng năm 2019 của Viện Vật liệu xây dựng

Quyết định về việc thành lập Hội đồng tư vấn đánh giá nghiệm thu kết quả nhiệm vụ KHCN “Nghiên cứu, đề xuất giải pháp đầu tư, quản lý, khai thác không gian ngầm phục vụ công cộng đô thị thích ứng với điều kiện Việt Nam”

Bộ Xây dựng trao Quyết định bổ nhiệm Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường

Le Doan Hop

Thông báo về việc tuyển chọn, xét giao trực tiếp các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ thực hiện năm 2025

Thông báo về việc tuyển chọn, giao nhiệm vụ nguồn vốn sự nghiệp bảo vệ môi trường thực hiện trong kế hoạch năm 2025 và giai đoạn 2025-2027 của Bộ Xây dựng

Thông báo đề xuất các nhiệm vụ từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường năm 2025 và giai đoạn 03 năm (2025-2027)

Thông báo về việc tuyển chọn, xét giao trực tiếp các nhiệm vụ khoa học và công nghệ bổ sung cấp Bộ thực hiện năm 2024

Thông báo đề xuất các nhiệm vụ từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường năm 2024 và giai đoạn 03 năm (2024-2026)

Thông báo về việc tuyển chọn bổ sung nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ thực hiện năm 2023 lĩnh vực biến đổi khí hậu

Mời tham dự Hội thảo đào tạo với chủ đề “Thúc đẩy phát triển công trình phát thải ròng bằng 0 – Kinh nghiệm quốc tế và giải pháp khuyến nghị cho Việt Nam”

Công bố danh mục và các tài liệu hướng kỹ thuật trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật đô thị và môi trường do Bộ Xây dựng quản lý

® MOC giữ bản quyền nội dung trên website này.
THÔNG TIN LIÊN HỆ.