JSOFT
Đánh giá khả năng làm việc của bê tông siêu cường độ trộn nhiều loại cốt sợi
18/09/2024
(MOC.GOV.VN) - Bê tông siêu cường độ gia cường cốt sợi (UHPFRC) là loại bê tông mới với nhiều tính năng vượt trội so với bê tông thông thường như cường độ chịu nén rất cao (> 150 MPa), đặc biệt là khả năng chịu kéo tốt, độ dẻo và khả năng hấp thụ năng lượng lớn khi chịu kéo nhờ vào ứng xử tái bền kết hợp sự hình thành nhiều vết nứt. Với những tính năng đặc biệt của mình, UHPFRC được xem là vật liệu hứa hẹn có thể thay thế bê tông thông thường để cải thiện đáng kể khả năng chịu lực và độ bền của kết cấu dân dụng và hạ tầng như nhà cao tầng, cầu vượt nhịp lớn, nhà máy điện hạt nhân, công trình quân sự, công trình ngoài khơi.

Tuy nhiên loại vật liệu mới này vẩn còn tồn tại nhược điểm đó là giá thành sản xuất cao và điều này hạn chế phạm vi áp dụng rộng rãi của nó. Nguyên nhân là do để chế tạo UHPFRC thường sử dụng một lượng lớn cốt sợi và giá thành của cốt sợi thì khá cao. Vì vậy việc chiết giảm hàm lượng cốt sợi trong khi vẩn giữ được tính năng cao của loại vật liệu này là yêu cầu cấp bách. 

Bê tông siêu cường độ ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong xây dựng

Một trong những phương pháp hữu hiệu được sử dụng để có thể giảm hàm lượng cốt sợi trong bê tông siêu cường độ là trộn nhiều cốt sợi với nhau để tận dụng nhiều khả năng cùng lúc của cốt sợi khác nhau như khả năng bắc cầu vết nứt lớn của cốt sợi lớn, khả năng bắc cầu vết nứt nhỏ của cốt sợi nhỏ, khả năng chịu kéo với độ cứng cao của sợi thép và khả năng dẻo cao với dễ uốn của cốt sợi polymer.

Mặc dù hiệu quả trộn của các loại cốt sợi đến khả năng chịu kéo của bê tông siêu cường độ đã bước đầu được đánh giá bằng các so sánh các tổ hợp trộn khác nhau, tuy nhiên rất ít nghiên cứu khảo sát sự làm việc liên hợp của cốt sợi trộn so với cốt sợi riêng lẻ trong bê tông siêu cường độ. Mặt khác, do ứng xử phức tạp của bê tông siêu cường độ trộn các loại cốt sợi nên việc đề xuất mô hình dự đoán cường độ chịu kéo của nó gặp nhiều khó khăn. Trong khi cường độ chịu kéo của bê tông siêu cường độ với cốt sợi đơn đã được mô hình hóa bởi nhiều nhà nghiên cứu thì mô hình của bê tông siêu cường độ trộn các loại cốt sợi chưa được đề cập nhiều.    

Để khắc phục các thiếu sót trên, nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng và trường Đại học Giao thông vận tải TP.Hồ Chí Minh gồm: Trần Quốc Khánh, Trần Ngọc Thanh, Nguyễn Chí Trung, Nguyễn Đăng Thạch đã tiến hành thí nghiệm đánh giá khả năng làm việc liên hợp của cốt sợi trộn so với cốt sợi riêng lẻ đến khả năng chịu kéo của bê tông siêu cường độ. 

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành thí nghiệm ứng xử liên hợp của bê tông siêu cường độ trộn các loại cốt sợi khác nhau.  Hai loại cốt sợi thẳng bao gồm sợi lớn và sợi nhỏ đã được khảo sát. Bên cạnh đó một mô hình lý thuyết cũng được phát triển để dự đoán cường độ chịu kéo của bê tông siêu cường độ trộn các loại cốt sợi khác nhau. 

Sau khi tiến hành thí nghiệm và từ những kết quả tổng hợp được, nhóm nghiên cứu kết luận rằng: tất cả các mẫu bê tông siêu cường độ trộn các loại cốt sợi có ứng xử tái bền khi chịu kéo, trong khi đó các mẫu bê tông siêu cường độ có cốt sợi đơn là sợi nhỏ thì có ứng xử suy tàn khi chịu kéo; bê tông siêu cường độ trộn các loại cốt sợi có hệ số liên hợp âm (-0.17) đối với cường độ chịu nén nhưng hệ số liên hợp dương (+0.32) đối với khả năng biến dạng; mô hình lý thuyết được đề xuất có thể dự đoán cường độ chịu kéo của bê tông siêu cường độ trộn các loại cốt sợi khác nhau. Kết quả dự đoán theo mô hình lý thuyết chỉ lệch 3.5% so với theo thực nghiệm.

 

Triều Phong

 

Tin chỉ đạo, điều hành

Quảng Ninh: Tháng cao điểm ra quân tổng dọn vệ sinh môi trường Vịnh Hạ Long

Hội thảo “Lấy ý kiến sửa đổi Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình”

Penetron và các tiêu chuẩn môi trường trong xây dựng

Góp ý cho dự thảo Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ ngành Xây dựng giai đoạn 2021-2030

Khai mạc phiên chính thức Đại hội Đại biểu Đảng bộ Bộ Xây dựng lần thứ IX, nhiệm kỳ 2020-2025

Quyết định về việc thành lập Hội đồng tư vấn đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng năm 2019 của Viện Vật liệu xây dựng

Quyết định về việc thành lập Hội đồng tư vấn đánh giá nghiệm thu kết quả nhiệm vụ KHCN “Nghiên cứu, đề xuất giải pháp đầu tư, quản lý, khai thác không gian ngầm phục vụ công cộng đô thị thích ứng với điều kiện Việt Nam”

Bộ Xây dựng trao Quyết định bổ nhiệm Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường

Le Doan Hop

Thông báo về việc tuyển chọn, xét giao trực tiếp các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ thực hiện năm 2025

Thông báo về việc tuyển chọn, giao nhiệm vụ nguồn vốn sự nghiệp bảo vệ môi trường thực hiện trong kế hoạch năm 2025 và giai đoạn 2025-2027 của Bộ Xây dựng

Thông báo đề xuất các nhiệm vụ từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường năm 2025 và giai đoạn 03 năm (2025-2027)

Thông báo về việc tuyển chọn, xét giao trực tiếp các nhiệm vụ khoa học và công nghệ bổ sung cấp Bộ thực hiện năm 2024

Thông báo đề xuất các nhiệm vụ từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường năm 2024 và giai đoạn 03 năm (2024-2026)

Thông báo về việc tuyển chọn bổ sung nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ thực hiện năm 2023 lĩnh vực biến đổi khí hậu

Mời tham dự Hội thảo đào tạo với chủ đề “Thúc đẩy phát triển công trình phát thải ròng bằng 0 – Kinh nghiệm quốc tế và giải pháp khuyến nghị cho Việt Nam”

Công bố danh mục và các tài liệu hướng kỹ thuật trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật đô thị và môi trường do Bộ Xây dựng quản lý

® MOC giữ bản quyền nội dung trên website này.
THÔNG TIN LIÊN HỆ.