JSOFT
Tạo đột phá trong bảo vệ môi trường
12/02/2025
(MOC.GOV.VN) - Cả 2 đồ án Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 đều xác định bảo vệ môi trường là cấp bách. Triển khai thực hiện tốt các đề án, thành phố sẽ tạo đột phá trong bảo vệ môi trường, xử lý ô nhiễm các sông, hồ...


Thành phố Hà Nội triển khai công nghệ mới, xử lý cơ bản ô nhiễm môi trường nước của hệ thống ao, hồ. Trong ảnh: Hồ Nghĩa Tân trong Công viên Nghĩa Đô (quận (Cầu Giấy). Ảnh: Trung Nguyên
Một trong 7 vấn đề cấp bách
Bảo vệ môi trường, xử lý ô nhiễm sông, hồ, không khí… là một trong 7 vấn đề được Bộ Chính trị đặc biệt lưu ý và yêu cầu triển khai cấp bách trong Kết luận số 80-KL/TƯ về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án điều chỉnh Quy hoạch Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.
Với định hướng này, thời gian tới, ngoài hệ thống các giải pháp đang triển khai, thành phố Hà Nội sẽ hoàn thiện quy hoạch theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, trong đó chú trọng đến việc phân bố hài hòa các không gian sinh thái, không gian văn hóa, lịch sử, không gian xanh, không gian đô thị hiện đại, góp phần tạo diện mạo mới của Thủ đô văn hiến - văn minh - hiện đại.
Đáng chú ý, trong những giải pháp dài hạn, thành phố tập trung phát triển, mở rộng hệ thống giao thông công cộng tích hợp giữa các loại hình xe đạp, xe buýt, đường sắt đô thị gắn với lộ trình, cơ chế, chính sách đột phá đối với chuyển đổi giao thông xanh. Đồng thời, Hà Nội cũng đặt mục tiêu giải quyết căn bản vấn đề về nước sạch, xử lý nước thải, úng, ngập.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, đồ án quy hoạch có nhiều đổi mới với tư duy đột phá, trong đó tập trung cải thiện môi trường cho Thủ đô Hà Nội bằng việc thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển xanh, chuyển đổi xanh, giảm thiểu nguồn ô nhiễm bằng biện pháp chuyển đổi hình thức giao thông công cộng, chuyển đổi công nghệ sản xuất cũng như công nghệ xử lý rác thải, nước thải.
Theo Kiến trúc sư Lê Hoàng Phương, Giám đốc Trung tâm Kiến trúc, quy hoạch Hà Nội - Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia, đơn vị chủ trì lập đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 và tham gia phần chính Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, cả 2 đồ án quy hoạch đều nhìn nhận cần phải giải quyết vấn đề môi trường - vấn đề nghiêm trọng của Hà Nội. Vì vậy, cả 2 đồ án đều đưa nhiệm vụ đột phá, trọng tâm cần phải giải quyết là ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước và thay đổi phát triển. Trong đó, thay đổi giao thông công cộng, đường sắt đô thị cũng như TOD là giải pháp trọng tâm để cải thiện chất lượng môi trường của Thủ đô Hà Nội.
Cấy “gen” xanh vào quy hoạch
Về việc cải thiện môi trường cho thành phố, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 nhấn mạnh đến nhiệm vụ phối hợp chương trình liên vùng để nghiên cứu và đề xuất giải pháp tổng thể cải tạo môi trường liên vùng, đặc biệt là ô nhiễm không khí và ô nhiễm môi trường nước tại các dòng sông như Hồng, Đáy, Đuống.
Một nội dung khác cũng được chú trọng là triển khai các chương trình tổng hợp về cải tạo các dòng sông, hồ đô thị; kiểm soát và khắc phục các nguồn gây ô nhiễm cụ thể, đặc biệt là ô nhiễm không khí do phương tiện giao thông và ô nhiễm các dòng sông do xả thải nước sản xuất, sinh hoạt.
Đưa quy hoạch triển khai dần vào thực tiễn, ngay từ những ngày đầu năm 2025, thành phố đã thông qua phương án bổ cập nước cho sông Tô Lịch cùng kế hoạch thực hiện đồng bộ các hạng mục cải tạo cảnh quan đô thị, hình thành trục cảnh quan sinh thái của dòng sông; xử lý triệt để nguồn xả thải, nạo vét tổng thể sông Tô Lịch.
Còn tại Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải, lần đầu tiên môi trường được xem như hành động cấp bách trong quy hoạch. Các từ khóa “xanh, số, thông minh, bền vững” được “cấy gen” vào các quy hoạch. Cụ thể, quy hoạch phát triển không gian xanh, công cộng, ngầm, cao và số. Bên cạnh đó, thành phố cũng phát triển giao thông xanh, thông minh, đồng thời nghiên cứu xây dựng tiêu chí và ban hành các quy định về xây dựng vùng phát thải thấp.
Thực hiện Quy hoạch Thủ đô, thành phố sẽ có các chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp, người dân trong việc bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường; ưu tiên thực hiện các chương trình như hỗ trợ, ưu đãi đối với cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã, doanh nghiệp chuyển đổi phương tiện giao thông từ sử dụng nhiên liệu hóa thạch sang sử dụng năng lượng sạch; đầu tư phát triển phương tiện giao thông công cộng kết hợp lộ trình hạn chế phương tiện cá nhân để giảm phát thải.
Ngoài ra, thành phố hỗ trợ, ưu đãi đầu tư sản xuất nông nghiệp đô thị, nông nghiệp sinh thái, ứng dụng công nghệ sinh học, nông nghiệp tuần hoàn; các hoạt động xử lý, tái chế, tái sử dụng phụ phẩm, chất thải nông nghiệp; hỗ trợ di dời các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm tại khu dân cư, làng nghề. Một nhiệm vụ khác là bảo vệ, chống san lấp ao, hồ, kênh, mương điều hòa nước mặt; tích cực triển khai công nghệ mới, xử lý cơ bản ô nhiễm môi trường nước của hệ thống ao, hồ, phục hồi các dòng sông và hồ nước.
Trong giai đoạn 2025-2030, thành phố Hà Nội thí điểm lập vùng phát thải thấp (LEZ) ở một số khu vực tại quận Hoàn Kiếm và Ba Đình. Các khu vực được chọn thí điểm vùng phát thải thấp sẽ hạn chế hoặc cấm ô tô, xe máy không đáp ứng tiêu chuẩn khí thải... Những biện pháp này sẽ tạo đột phá trong bảo vệ môi trường, xây dựng một môi trường sống xanh, sạch, trong lành và bền vững.
 
Theo baoxaydung.com.vn
 

Tin chỉ đạo, điều hành

Quảng Ninh: Tháng cao điểm ra quân tổng dọn vệ sinh môi trường Vịnh Hạ Long

Hội thảo “Lấy ý kiến sửa đổi Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình”

Penetron và các tiêu chuẩn môi trường trong xây dựng

Góp ý cho dự thảo Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ ngành Xây dựng giai đoạn 2021-2030

Khai mạc phiên chính thức Đại hội Đại biểu Đảng bộ Bộ Xây dựng lần thứ IX, nhiệm kỳ 2020-2025

Quyết định về việc thành lập Hội đồng tư vấn đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng năm 2019 của Viện Vật liệu xây dựng

Quyết định về việc thành lập Hội đồng tư vấn đánh giá nghiệm thu kết quả nhiệm vụ KHCN “Nghiên cứu, đề xuất giải pháp đầu tư, quản lý, khai thác không gian ngầm phục vụ công cộng đô thị thích ứng với điều kiện Việt Nam”

Bộ Xây dựng trao Quyết định bổ nhiệm Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường

Le Doan Hop

Thông báo về việc tuyển chọn, xét giao trực tiếp các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ thực hiện năm 2025

Thông báo về việc tuyển chọn, giao nhiệm vụ nguồn vốn sự nghiệp bảo vệ môi trường thực hiện trong kế hoạch năm 2025 và giai đoạn 2025-2027 của Bộ Xây dựng

Thông báo đề xuất các nhiệm vụ từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường năm 2025 và giai đoạn 03 năm (2025-2027)

Thông báo về việc tuyển chọn, xét giao trực tiếp các nhiệm vụ khoa học và công nghệ bổ sung cấp Bộ thực hiện năm 2024

Thông báo đề xuất các nhiệm vụ từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường năm 2024 và giai đoạn 03 năm (2024-2026)

Thông báo về việc tuyển chọn bổ sung nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ thực hiện năm 2023 lĩnh vực biến đổi khí hậu

Mời tham dự Hội thảo đào tạo với chủ đề “Thúc đẩy phát triển công trình phát thải ròng bằng 0 – Kinh nghiệm quốc tế và giải pháp khuyến nghị cho Việt Nam”

Công bố danh mục và các tài liệu hướng kỹ thuật trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật đô thị và môi trường do Bộ Xây dựng quản lý

® MOC giữ bản quyền nội dung trên website này.
THÔNG TIN LIÊN HỆ.