Ông Lê Thành Phiêu, Chủ tịch Hội Xây dựng TP. Cần Thơ phát biểu, hội thảo là một cơ hội để các chuyên gia, các nhà nghiên cứu, các doanh nghiệp cùng nhau trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, thảo luận về các xu hướng và giải pháp ứng dụng chuyển đổi số trong ngành Vật liệu xây dựng, đặc biệt là việc ứng dụng các vật liệu xanh trong các công trình nhằm góp phần xây dựng một ngành Vật liệu xây dựng hiện đại, bền vững và hiệu quả.
Nội dung Hội thảo tập trung vào các xu hướng, thách thức và cơ hội trong việc áp dụng chuyển đổi số vào ngành Vật liệu xây dựng, cùng với đó là việc ứng dụng các loại vật liệu xanh nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường.
PGS.TS. Huỳnh Trọng Phước, giảng viên Đại học Cần Thơ, đã trình bày tham luận "Giải pháp vật liệu thay thế cho bê tông bền vững và thân thiện môi trường". Nội dung tham luận nhấn mạnh sự cần thiết của việc phát triển các loại bê tông bền vững từ các nguồn vật liệu tái chế hoặc tự nhiên, giảm sử dụng xi măng portland truyền thống - một nguồn phát thải CO₂ lớn. Các ví dụ điển hình được nêu ra bao gồm bê tông làm từ tro bay và xỉ lò cao, cùng với các phụ gia sinh học có khả năng cải thiện độ bền và giảm phát thải khí nhà kính.Việc sử dụng các giải pháp vật liệu thay thế không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn góp phần lớn vào việc bảo vệ môi trường, đặc biệt trong bối cảnh tài nguyên thiên nhiên ngày càng khan hiếm.
Giám đốc Phân viện Vật liệu xây dựng miền Nam - Bộ Xây dựng, TS. Lê Văn Quang trình bày tham luận "Công nghệ lưu trữ carbon dioxide trong bê tông giúp chống biến đổi khí hậu". Đây là một giải pháp tiềm năng để giúp ngành Xây dựng giảm thiểu lượng khí CO₂ phát thải. Công nghệ này cho phép hấp thụ và cố định CO₂ trực tiếp vào cấu trúc bê tông thông qua các phản ứng hóa học, biến khí thải thành thành phần vững chắc bên trong vật liệu xây dựng.
TS. Lê Văn Tư, chuyên gia về trí tuệ nhân tạo (AI), đã chia sẻ "Ứng dụng AI thực chiến cho doanh nghiệp ngành Xây dựng". Tham luận tập trung vào các ứng dụng AI trong quản lý chuỗi cung ứng, tối ưu hóa quy trình sản xuất và kinh doanh vật liệu xanh.
Ngoài các bài tham luận chính, hội thảo còn tổ chức các hoạt động giao lưu, trưng bày sản phẩm và công nghệ mới trong ngành Vật liệu xây dựng. Có 60 gian hàng đã trình bày các giải pháp sáng tạo, từ vật liệu tái chế đến công nghệ sản xuất xanh, nhận được sự quan tâm lớn từ các nhà đầu tư và chuyên gia tham dự.
Theo ximang.vn
- TPHCM: Phát động chiến dịch triệu cây xanh vì môi trường quốc gia (30/12/2024)
- Hà Nội triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để cải thiện môi trường (26/12/2024)
- Lan tỏa phong trào bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp (19/12/2024)
- Xi măng Lam Thạch tiết kiệm điện trong sản xuất xi măng nhờ xử lý rác thải (19/12/2024)
- Hình thành ‘thói quen xanh’ bảo vệ môi trường lưu vực sông (19/12/2024)
- Tiền Hải: Tăng cường phân loại rác thải tại nguồn (18/12/2024)
- TPHCM: Giám sát chặt chẽ việc tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường của các nguồn thải (18/12/2024)
- Hà Nội giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường trên sông Nhuệ (18/12/2024)
- Diễn đàn "Công nhân lao động vì môi trường" thúc đẩy chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh (13/12/2024)
- Bắc Giang: Tập huấn, phổ biến, tuyên truyền pháp luật về môi trường (13/12/2024)
- Hà Nội xây dựng đề án “hồi sinh” các dòng sông (12/12/2024)
- Hà Nội tôn vinh 83 doanh nghiệp, cơ sở áp dụng giải pháp tiết kiệm năng lượng hiệu quả (12/12/2024)
- Bình Dương: Chung tay giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp (11/12/2024)
- TPHCM: Ứng dụng năng lượng xanh trong cung cấp nước sạch (10/12/2024)
- Quảng Ninh: Từng bước triển khai đồng bộ công tác thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt (10/12/2024)
- Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng “Ngày vì môi trường Phú Quốc” (09/12/2024)