Hai em Thư (bên phải) và Đan phát tờ rơi tuyên truyền về bảo vệ môi trường cho người dân.
Chia sẻ về đề tài, em Nguyễn Ngọc Linh Đan cho biết: “Qua đọc sách, báo, chúng em được biết, ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh, người dân vì lợi ích kinh tế đã phá rừng ngập mặn để nuôi tôm. Khi không còn hiệu quả kinh tế, những đìa tôm bị bỏ hoang. Chúng em đã tìm hiểu thực trạng về địa điểm sinh sống của người dân ở khu vực ven sông Tắc, hoạt động trồng rừng ngập mặn của học sinh trong trường, từ đó đề xuất những giải pháp để tăng cường ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người”.
Trong quá trình thực hiện đề tài, hai em đã phỏng vấn trực tiếp đại diện Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường tỉnh, trao đổi với người dân khu vực ven sông Tắc, Ban Giám hiệu, học sinh của trường, liên đội trường; đồng thời phát 150 phiếu khảo sát đến học sinh. Em Bùi Phạm Anh Thư cho biết: “Chúng em nhận thấy nhiều người vẫn chưa hiểu rõ tầm quan trọng của hệ sinh thái rừng ngập mặn đối với cuộc sống; chưa có các hành động chăm sóc cây xanh khu vực mình sinh sống và học tập. Vì vậy, chúng em đã tổng hợp các clip, hình ảnh về tác hại của việc mất đi những cánh rừng ngập mặn và phong trào trồng cây gây rừng; thiết kế và phát tờ rơi tuyên truyền về ý nghĩa, thông điệp, lợi ích của việc trồng cây gây rừng để góp phần bảo vệ môi trường đến người dân; hướng dẫn cho các bạn trong trường cách chăm sóc những loại cây xanh trong cuộc sống hằng ngày; tuyên truyền những quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chặt phá rừng...”.
Bên cạnh đó, hai em Đan và Thư đã tham gia tổ chức chương trình trồng rừng ngập mặn với chủ đề "Vì màu xanh quê hương", với hơn 40 học sinh, giáo viên, phụ huynh của trường và một số trường tiểu học trên địa bàn thành phố tham gia. Tại chương trình này, các học sinh đã được đại diện Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường tỉnh giải thích cặn kẽ về vai trò, tầm quan trọng của rừng ngập mặn đối với cuộc sống, lợi ích của việc trồng cây, gây rừng, các loài cây phù hợp với rừng ngập mặn. Đồng thời, tìm hiểu về hệ sinh thái rừng ngập mặn thông qua các hình ảnh thực tế, thông tin từ quét mã QR; tham gia hoạt động khoa học và trồng cây đước tại khu vực ven sông Tắc.
Theo baokhanhhoa.vn
- Long An: Bảo Vệ môi trường để phát triển bền vững (14/02/2025)
- Lợi ích của thu gom nước mưa (13/02/2025)
- Tăng cường khả năng chống chịu với khí hậu cho công trình (13/02/2025)
- Đạ Huoai tăng cường công tác bảo vệ môi trường (12/02/2025)
- Tạo đột phá trong bảo vệ môi trường (12/02/2025)
- Phú Lộc: Đồng loạt ra quân “Ngày Chủ nhật xanh” (10/02/2025)
- Hà Nội: Thu gom, vận chuyển hơn 28.000 tấn rác dịp Tết (07/02/2025)
- Lào Cai: Ra mắt Đội hình Thanh niên phòng chống rác thải nhựa trên địa bàn nông thôn huyện Bát Xát (07/02/2025)
- Huyện Bình Chánh ra quân tổng vệ sinh môi trường, xử lý các điểm xả rác bừa bãi (22/01/2025)
- Hải Dương chấp thuận đầu tư dự án khai thác mỏ đá vôi làm nguyên liệu sản xuất xi măng (20/01/2025)
- Hà Nội: Quyết liệt, kiên trì giữ gìn vệ sinh môi trường chung (20/01/2025)
- Bình Dương: Chung tay vì môi trường xanh, sạch (20/01/2025)
- Chuyển đổi năng lượng xanh mở ra tương lai tươi sáng cho Việt Nam (15/01/2025)
- Bộ TN&MT ban hành Quy chuẩn mới cho phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất (15/01/2025)
- TP.Bà Rịa: Ra mắt mô hình "Ngôi nhà xanh" vì môi trường và cộng đồng (14/01/2025)
- Nâng cao chất lượng giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường (14/01/2025)