JSOFT
Một số tổ hợp thể thao tiết kiệm năng lượng nhất trên thế giới
2010-10-19
(MOC.GOV.VN) - Các sân vận động là những nơi bạn cần nghĩ đến đầu tiên khi đề cập đến vấn đề tiết kiệm năng lượng bởi hệ thống ánh đèn khổng lồ hào nhoáng, màn hình cực đại và vô vàn điện năng khác phải cung cấp phục vụ các cuộc tranh đua trong thể thao. Tuy vậy cũng có nhiều tổ hợp thể thao lớn trên thế giới đã và đang nỗ lực thực sự để ủng hộ cho môi trường. Dưới đây là tổng hợp một số sân vận động – tổ hợp thể thao “xanh” nhất trên thế giới.

1. Sân vận động Richmond Olympic Oval

Sân vận động hình bầu dục có tên gọi Richmond Olympic Oval là địa điểm trượt băng tốc độ cao cho Olympic mùa đông 2010 ở Vancouver, Canada. Đây là sân vận động có những nỗ lực hết mình để biến Olympic 2010 thành Olympic xanh nhất trong lịch sử.. Công trình được cấp chứng chỉ LEED được trang bị hệ thống làm lạnh tiết kiệm năng lượng và hệ thống thu hồi nước mưa để tái sử dụng.

2. Sân vận động Nationals Park

Đây là sân nhà của đội bóng chày Washington Nationals – là niềm tự hào hãnh diện của thủ đô Washington là sân vận động thể thao lớn đầu tiên nhận được chứng chỉ LEED ở nước Mỹ. Nó được đặc trưng bởi hệ thống chiếu sáng hiệu suất cao đặc biệt tiết kiệm năng lượng và hệ thống nước thông minh. Ngoài ra, mái che thân thiện môi trường diện tích 600m2 trên khu vực dành riêng cho vận động viên.

3. Sân vận động World Games

Sân vận động này nằm ở thành phố Cao Hùng (Đài Loan) do kiến trúc sư danh tiếng Toyo Ito thiết kế. Đây là một trong những sân vận động đầu tiên trên thế giới hoạt động dựa vào nguồn năng lượng từ mặt trời. Các tấm pin mặt trời đủ để cung cấp năng lượng cho các hoạt động của sân vận động và một phần được tích trữ và bán trở lại lưới điện quốc gia.

4. Sân vận động Stade de Suisse

Đây là sân bóng đá lớn thứ hai của Thụy sỹ và là một trong những địa điểm thi đấu giải Euro 2008. Sân được cấp điện chỉ bằng nguồn năng lượng mặt trời với tổng sản lượng 1.134.045 KWh/ năm, tương đương với mức tiêu thụ của 350 hộ gia đình.


Tin chỉ đạo, điều hành

Quảng Ninh: Tháng cao điểm ra quân tổng dọn vệ sinh môi trường Vịnh Hạ Long

Hội thảo “Lấy ý kiến sửa đổi Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình”

Penetron và các tiêu chuẩn môi trường trong xây dựng

Góp ý cho dự thảo Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ ngành Xây dựng giai đoạn 2021-2030

Khai mạc phiên chính thức Đại hội Đại biểu Đảng bộ Bộ Xây dựng lần thứ IX, nhiệm kỳ 2020-2025

Quyết định về việc thành lập Hội đồng tư vấn đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng năm 2019 của Viện Vật liệu xây dựng

Quyết định về việc thành lập Hội đồng tư vấn đánh giá nghiệm thu kết quả nhiệm vụ KHCN “Nghiên cứu, đề xuất giải pháp đầu tư, quản lý, khai thác không gian ngầm phục vụ công cộng đô thị thích ứng với điều kiện Việt Nam”

Bộ Xây dựng trao Quyết định bổ nhiệm Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường

Le Doan Hop

Thông báo về việc tuyển chọn, xét giao trực tiếp các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ thực hiện năm 2025

Thông báo về việc tuyển chọn, giao nhiệm vụ nguồn vốn sự nghiệp bảo vệ môi trường thực hiện trong kế hoạch năm 2025 và giai đoạn 2025-2027 của Bộ Xây dựng

Thông báo đề xuất các nhiệm vụ từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường năm 2025 và giai đoạn 03 năm (2025-2027)

Thông báo về việc tuyển chọn, xét giao trực tiếp các nhiệm vụ khoa học và công nghệ bổ sung cấp Bộ thực hiện năm 2024

Thông báo đề xuất các nhiệm vụ từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường năm 2024 và giai đoạn 03 năm (2024-2026)

Thông báo về việc tuyển chọn bổ sung nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ thực hiện năm 2023 lĩnh vực biến đổi khí hậu

Mời tham dự Hội thảo đào tạo với chủ đề “Thúc đẩy phát triển công trình phát thải ròng bằng 0 – Kinh nghiệm quốc tế và giải pháp khuyến nghị cho Việt Nam”

Công bố danh mục và các tài liệu hướng kỹ thuật trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật đô thị và môi trường do Bộ Xây dựng quản lý

® MOC giữ bản quyền nội dung trên website này.
THÔNG TIN LIÊN HỆ.