Hiện nay, phần lớn các công trình đạt chứng nhận LEED trên thế giới không phải là nhà ở mà chủ yếu là các tòa nhà văn phòng, tòa nhà thương mại, một số trường hợp là tổ hợp công nghiệp. Lý do rất rõ: một doanh nghiệp khi khai thác bất động sản thương mại / sản xuất luôn quan tâm đến việc giảm chi phí. Do đó, các công nghệ tiết kiệm năng lượng hiệu quả nhất và thân thiện môi trường cần được áp dụng nhằm tiết kiệm nước, điện, nhiên liệu, giảm thiểu chi phí môi trường...Đối với các bất động sản nhà ở, chủ đầu tư quy tất cả chi phí cho người dùng cuối và đơn vị vận hành. Dễ hiểu là những yêu cầu cao nhất của LEED đều hướng tới các tổ hợp sản xuất công nghiệp, tức là việc tuân thủ các tiêu chuẩn LEED cao nhất vô cùng phức tạp (lưu ý: LEED cơ bản 40-49 điểm; Bạc 50-59; Vàng 60-79; Bạch kim trên 80 điểm). Hệ thống LEED không ngừng được hoàn thiện và nâng cao, lần cập nhật gần đây nhất vào năm 2013.
Tập đoàn Penetron luôn quan tâm và đặc biệt chú trọng các tiêu chuẩn phát triển bền vững. Tháng 7/ 2021, nhà máy sản xuất của Penetron India tại Salem thuộc bang Tamil Nadu, miền nam Ấn Độ chính thức được chứng nhận LEED Platinum. Nhà máy Penetron là công trình đầu tiên thuộc loại này ở châu Á và toàn bộ khu vực châu Á - Thái Bình dương được chứng nhận LEED Platinum ở hạng mục “Vật liệu xây dựng”. Đi vào hoạt động từ tháng 12/2019, từ đó tới nay, nhà máy tiếp tục được mở rộng, chuyên sản xuất các phụ gia dạng tinh thể Penetron cho thị trường nội địa Ấn Độ và toàn bộ khu vực Nam Á.
Việc đánh giá dựa trên nhiều tiêu chí: lựa chọn vị trí hợp lý về mặt sinh thái, tiết kiệm điện, hiệu quả sử dụng nước, giảm phát thải CO2, chất lượng môi trường bên trong, ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty và phúc lợi của nhân viên.
Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Penetron, ông Robert Revera cho biết: công nghệ tinh thể của Penetron giúp kéo dài đáng kể thời hạn sử dụng các kết cấu bê tông, qua đó giảm tải cho môi trường. Ngoài ra, các sản phẩm cũng không chứa các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, cung cấp giải pháp an toàn và đáng tin cậy để chống thấm cho mọi hệ thống lưu trữ nước sạch. Chứng nhận LEED cho nhà máy ở Salem là thành quả sau quá trình phê duyệt chi tiết kéo dài tới 9 tháng do Hội đồng Công trình xanh Hoa Kỳ thực hiện. Công tác phê duyệt được lập kế hoạch kỹ lưỡng và qua rất nhiều kiểm tra. Ở tiêu chí”Khai thác và bảo trì kỹ thuật: các tòa nhà hiện có”, công trình đạt điểm cao. Các khía cạnh khác như hiệu quả trong việc vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm, sử dụng nước mưa và hệ thống tiết kiệm nước, giảm chất thải và tăng cường kiểm soát môi trường bên trong đều được đánh giá cao. Nhà máy nằm trong số chưa đến 7% (trong tổng số các công trình đạt chứng nhận LEED) các dự án LEED hạng cao nhất (Bạch kim) trên toàn thế giới.
Ngoài việc các sản phẩm Penetron đều qua kiểm nghiệm sinh thái và được cấp phép trước khi đưa vào sử dụng trong các bể trữ nước sạch và các kết cấu khác có liên quan tới việc cấp nước sạch theo chứng nhận LEED, Các sản phẩm Penetron cũng góp mặt trong việc xây dựng nhiều công trình đạt chứng nhận LEED tại Brazil, Ấn Độ, Ý, Trung Quốc, Serbia, Mỹ và các quốc gia khác trên thế giới. Dưới đây là một số công trình tiêu biểu với công năng khác nhau.
Một trong những dự án khó thực hiện nhất là bệnh viện Alemao Oswaldo Cruz ở Sao Paulo, Brazil. Sự phức tạp không chỉ gắn với các yêu cầu sinh thái, tiết kiệm nước, các yêu cầu nâng cao đối với hiệu quả năng lượng cũng như một số buồng chăm sóc y tế đặc biệt, mà còn ở bản chất độc đáo của dự án. Bệnh viện có mười chín tầng nổi và năm tầng ngầm. Tổng diện tích hàng nghìn mét vuông, với các buồng phẫu thuật hiện đại, khoa hồi sức cấp cứu, khoa ngoại…. Trong quá trình xây dựng, Penetron , Penecrete Mortar và Waterplug đã được kết hợp sử dụng để làm kín khít các mối nối xây dựng và các tường bê tông tại tất cả các tầng ngầm.
So với các cơ sở chăm sóc sức khỏe, các cơ sở giáo dục hiện đại cũng có những yêu cầu cao không kém. Khu ký túc xá sinh viên Park Place Tempe của Đại học Tổng hợp Arizona (Mỹ) là một tổ hợp sang trọng, gồm hai tòa nhà năm tầng kết nối với nhau bởi đường đi trên cao. Park Place có 285 căn hộ được thiết kế cho 782 sinh viên. Ngoài một danh mục dài các tiện nghi ngoài trời và trong nhà, ở tầng trệt còn có nhiều quán cà phê, nhà hàng và cửa hiệu với diện tích gần một nghìn m2. Tổ hợp có bãi đỗ xe ngầm, sức chứa 500 xe ô tô. Trong thi công xây dựng, hơn 1500 m3 bê tông đã được xử lý bằng Penetron Admix SB cho các kết cấu bể chứa nước ngầm, nhà để xe ngầm và các tầng hầm. Penetron và hỗn hợp chịu nước Penecrete Mortar đã được kết hợp để trám kín các lỗ khoan neo.
Khu ký túc xá sinh viên Park Place Tempe, Đại học Tổng hợp Arizona (Mỹ)
Một cơ sở sản xuất khác được chứng nhận LEED là nhà máy giấy International Paper tại Savannah, Georgia (Mỹ). Nhà máy nằm sát bờ Đại Tây dương, do đó các tấm móng bê tông phải có khả năng chống thấm và chịu nước mặn để ngăn ngừa mọi sự ăn mòn có thể xảy ra đối với cốt thép trong các tấm. Penetron Admix SB (có thể hòa tan ngay lập tức khi trộn) được bổ sung cho bê tông trong quá trình trộn.
Ngoài các công trình sinh thái được chứng nhận LEED, Penetron còn được sử dụng trong xây dựng các cấu trúc liên quan tới lĩnh vực cấp nước sạch, những nơi mà tiêu chuẩn vệ sinh và thân thiện với môi trường phải là ưu tiên hàng đầu - đó là các bể chứa, đường ống dẫn nước...
Hiện nay, Philadelphia là một trong những thành phố xanh nhất của Mỹ. Giống như mọi siêu đô thị khác, Philadelphia gặp vấn đề về cấp nước và nước thải. Tại một số thời điểm, hệ thống cấp thoát nước cũ đòi hỏi phải được hiện đại hóa một cách thực chất.
Philadelphia gần như phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống kênh Manayunk kết nối với sông Schuylkill. Một số nhiệm vụ cần được giải quyết: gia cố hệ thống bê tông của kênh đào; hiện đại hóa, chính xác hơn là xây mới lại các hồ chứa để lưu trữ nước thoát trên một trong các đảo và đảm bảo làm sạch nước. Một hồ chứa ngầm dưới đất đã được xây, phía trên hồ, hạ tầng nghỉ ngơi giải trí được hình thành: sân thể thao, trung tâm nước cho trẻ em, phòng hòa nhạc, bãi đỗ xe công cộng. Một bể chứa có mái che là nơi lưu trữ tạm thời nước thải từ hệ thống cống khi có những trận mưa lớn. Bể có sức chứa tới gần bốn triệu gallon nước và chỉ sử dụng khi mực nước trong các ống gom nước bị tràn. Nước tích lại sẽ được bơm đến nhà máy xử lý nước thải, sau đó chảy ra sông Schuylkill, cuối cùng chảy ra biển. Toàn bộ hồ chứa ngầm dưới đất được xây dựng có áp dụng công nghệ Penetron, đảm bảo loại trừ các vết vi nứt trong kết cấu bê tông. Hồ chứa ngầm mới đã qua thử nghiệm thành công và được các cơ quan môi trường chính thức chấp thuận.
Một dự án tầm cỡ có sự góp mặt của Penetron đã được thực hiện tại Ả Rập Xê Út. Quốc gia này cần một giải pháp căn cơ cho vấn đề nước ngọt và đã quyết định xây dựng hệ thống hồ chứa nước mới Briman có ý nghĩa chiến lược. Việc xây dựng hệ thống hồ chứa nước lớn nhất thế giới (tại thời điểm xây xong) được hoàn thành vào tháng 12/2017.
Ả Rập Xê Út hầu như không có mưa, các tầng nước ngầm đang cạn kiệt nhanh chóng. Hơn nữa, Jeddah (gần nơi xây dựng các hồ chứa nước) là thành phố lớn thứ hai của đất nước, với dân số hơn 4 triệu, đồng thời là cửa ngõ dẫn đến Mecca và Medina, những nơi linh thiêng nhất của đạo Hồi, với hàng triệu người hành hương tới hàng năm. Dòng người hành hương luôn khiến lượng nước tiêu thụ tăng vọt.
Dự án hệ thống hồ chứa nước ngọt lớn nhất thế giới tại Ả Rập Xê Út
Để giải quyết vấn đề nước ngọt, hệ thống gồm 11 hồ chứa hình tròn khổng lồ, mỗi hồ trong đó có đường kính 120 m, chiều cao 18m đã được xây dựng. Tất cả các hồ đều có liên kết thủy lực, chứa hơn 2,06 triệu m3 nước ngọt, tương đương với 800 bể bơi Olympic. Nhiệm vụ vô cùng quan trọng là đảm bảo thời hạn sử dụng của các hồ ít nhất 100 năm. Và các nhà xây dựng Ả Rập Xê Út - vốn nổi tiếng cầu kỳ đối với chất lượng vật liệu - đã chọn công nghệ Penetron để xây dựng. Vật liệu chống thấm dạng tinh thể rắn Penetron được kết hợp với Penecrete Mortar để lấp đầy các khe nứt cố định và các mối nối xây dựng. Penepluge - hợp chất đông kết nhanh đã được ứng dụng để đảm bảo ngăn chặn rò rỉ do áp suất thủy tĩnh cao. Đương nhiên, khi lựa chọn Penetron, người Ả Rập đã tính toán rằng các sản phẩm này hoàn toàn không độc hại và không chứa các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, đảm bảo các tiêu chuẩn sinh thái cao nhất .
Ngày nay, không thể hoạt động xây dựng hoặc sản xuất vật liệu xây dựng mà không cân nhắc các yêu cầu an toàn sinh thái. Tính sinh thái, thân thiện với môi trường đã trở thành xu hướng toàn cầu. Các tiêu chuẩn môi trường cũng không ngừng được cập nhật và quy định chặt chẽ hơn. Penetron từ lâu đã đi theo xu thế này của thời đại, thông qua những đóng góp tích cực trong các dự án xây dựng tuân thủ các tiêu chuẩn LEED và việc ứng dụng rộng rãi các sản phẩm PENETRON trong xây dựng nói chung.
Tạp chí Công nghệ bê tông (Nga) số 6/2021
Biên dịch: Lệ Minh
- Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới, Tháng hành động vì môi trường năm 2022 (19/05/2022)
- Tổ chức các hoạt động của Tháng hành động vì môi trường hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới và Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học năm 2021 (24/05/2021)
- Góp ý cho dự thảo Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ ngành Xây dựng giai đoạn 2021-2030 (25/12/2020)
- Khai mạc phiên chính thức Đại hội Đại biểu Đảng bộ Bộ Xây dựng lần thứ IX, nhiệm kỳ 2020-2025 (17/08/2020)
- Quyết định về việc thành lập Hội đồng tư vấn đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng năm 2019 của Viện Vật liệu xây dựng (27/03/2020)
- Quyết định về việc thành lập Hội đồng tư vấn đánh giá nghiệm thu kết quả nhiệm vụ KHCN “Nghiên cứu, đề xuất giải pháp đầu tư, quản lý, khai thác không gian ngầm phục vụ công cộng đô thị thích ứng với điều kiện Việt Nam” (24/03/2020)
- Bộ Xây dựng trao Quyết định bổ nhiệm Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường (20/03/2020)
- Thứ trưởng Lê Quang Hùng chủ trì cuộc họp Hội đồng Tư vấn hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng (05/03/2020)