JSOFT
Chương Trình Năng Lượng Sạch Việt Nam: Thúc Đẩy Hiệu Quả Năng Lượng trong Ngành Xây Dựng
22/05/2017
(MOC.GOV.VN) - MỤC TIÊU CHÍNH CỦA CHƯƠNG TRÌNH LÀ · Giảm từ 30% đến 50% năng lượng tiêu thụ và Khí nhà kính (GHG) Nâng cao hiểu biết và năng lực trong ngành xây dựng Việt Nam · Dữ liệu Quốc gia Xây dựng dữ liệu Quốc gia đầu tiên về tiêu thụ năng lượng trong các công trình xây dựng · Dữ liệu trực tuyến Xây dựng hệt thống nhập liệu và quản lý dữ liệu cho các công trình đang sử dụng và sắp xây dựng ở Việt Nam · Chương trình đào tạo Thực hiện một chương trình đào tạo nhằm mục đích sản xuất và vận hành những công trình tiết kiệm năng lượng và công trình xanh · Công trình trình diễn Trình diễn các ví dụ trên các công trình thực tế để thể hiện tiết kiệm năng lượng từ 30% đến 50% so với thiết kế ban đầu

  

2012 - 2017 | ĐỐI TÁC THỰC HIỆN: WINROCK INTERNATIONAL


Do tốc độ công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh nên nhu cầu sử dụng năng lượng trong các công trình ở Việt Nam cũng tăng lên nhanh chóng. Kèm theo là mức phát thải khí nhà kính tăng, với tổng mức tiêu thụ năng lượng dự kiến tăng gấp ba trong giai đoạn từ 2010 đến 2020. Trong bối cảnh đó, Chương trình Năng lượng Sạch USAID Việt Nam phối hợp với Bộ Xây dựng thúc đẩy việc thực hiện Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về Các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả (VEEBC) và hỗ trợ kỹ thuật để xây dựng Kế hoạch hành động Tăng trưởng Xanh của ngành. Chương trình đã hợp tác với các Sở Xây dựng ở Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh và Cần Thơ, các trường đại học, viện nghiên cứu, khu vực tư nhân và các hiệp hội ngành nghề, nhằm thúc đẩy các hoạt động hiệu quả năng lượng, hỗ trợ việc giảm phát thải nhà kính và việc sử dụng năng lượng và phát thải CO2 của các công trình.

NÂNG CAO NĂNG LỰC THU THẬP VÀ SỬ DỤNG DỮ LIỆU NĂNG LƯỢNG

Chương trình hỗ trợ Bộ Xây dựng soạn thảo các tài liệu hướng dẫn thu thập dữ liệu và phân tích năng lượng công trình, phổ biến công nghệ và thực hành hiệu quả năng lượng của ngành. Chương trình phối hợp với các đối tác địa phương để xây dựng và duy trì cơ sở dữ liệu về hiệu quả năng lượng các công trình xây dựng, tạo ra nền tảng cơ sở và và định chuẩn năng lượng cho nhiều loại công trình ở các vùng khí hậu khí hậu khác nhau. Chương trình cũng hỗ trợ việc tính toán số liệu phát thải CO2của nhiều lĩnh vực trong ngành xây dựng và các kế hoạch phát triển ngành để xây dựng Kế hoạch hành động Tăng trưởng Xanh của ngành đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

NÂNG CAO HIỆU QUẢ NĂNG LƯỢNG TRONG NGÀNH XÂY DỰNG
Chương trình hỗ trợ kỹ thuật miễn phí cho các chủ công trình để thực hiện khảo sát và mô phỏng năng lượng công trình nhằm xác định quy mô tiết giảm mức năng lượng sử dụng và phát thải khí nhà kính khi xây mới hoặc cải tạo công trình. Chương trình cung cấp các khóa đào tạo về thiết kế tích hợp, mô phỏng năng lượng tòa nhà và lồng ghép các yêu cầu sử dụng năng lượng theo quy chuẩn vào quá trình thiết kế xây dựng. Chương trình còn mời các chuyên gia công trình xanh và phát triển năng lượng đô thị bền vững của Hoa Kỳ chia sẻ kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm quản lý với các cấp quản lý đô thị trong nước.

KẾT QUẢ
Cho đến nay, khoảng 3.000 kiến trúc sư, kỹ sư, cán bộ quản lý dự án, cán bộ nhà nước và kỹ thuật viên của 40 tỉnh thành trên cả nước đã tham gia các khóa đào tạo của Chương trình, tiếp thu các kiến thức kỹ thuật và kỹ năng cần thiết để đưa quy chuẩn VEEBC vào thực hiện. Chương trình đã trình diễn các giải pháp tiết kiệm năng lượng cho bốn công trình trình diễn ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh nhằm giảm thiểu mức năng lượng tiêu thụ và lượng phát thải khí nhà kính của công trình. Chương trình đã thực hiện khảo sát 280 tòa nhà để xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia đầu tiên về hiệu quả năng lượng trong công trình xây dựng. Với các kết quả trên, Chương trình hy vọng Việt Nam có thể dự báo tiềm năng tiết kiệm năng lượng, mức giảm thải khí nhà kính và đẩy mạnh các chính sách hướng tới tăng trưởng xanh quốc gia với mức phát thải thấp. 

Tải bản PDF: /mfiles/data/2017/01/81E210A8/final-fs-vietnamcleanenergyprogram-vnm.pdf

Liên kết dự án : vcep.vn

Tin chỉ đạo, điều hành

Quảng Ninh: Tháng cao điểm ra quân tổng dọn vệ sinh môi trường Vịnh Hạ Long

Hội thảo “Lấy ý kiến sửa đổi Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình”

Penetron và các tiêu chuẩn môi trường trong xây dựng

Góp ý cho dự thảo Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ ngành Xây dựng giai đoạn 2021-2030

Khai mạc phiên chính thức Đại hội Đại biểu Đảng bộ Bộ Xây dựng lần thứ IX, nhiệm kỳ 2020-2025

Quyết định về việc thành lập Hội đồng tư vấn đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng năm 2019 của Viện Vật liệu xây dựng

Quyết định về việc thành lập Hội đồng tư vấn đánh giá nghiệm thu kết quả nhiệm vụ KHCN “Nghiên cứu, đề xuất giải pháp đầu tư, quản lý, khai thác không gian ngầm phục vụ công cộng đô thị thích ứng với điều kiện Việt Nam”

Bộ Xây dựng trao Quyết định bổ nhiệm Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường

Le Doan Hop

Thông báo về việc tuyển chọn, xét giao trực tiếp các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ thực hiện năm 2025

Thông báo về việc tuyển chọn, giao nhiệm vụ nguồn vốn sự nghiệp bảo vệ môi trường thực hiện trong kế hoạch năm 2025 và giai đoạn 2025-2027 của Bộ Xây dựng

Thông báo đề xuất các nhiệm vụ từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường năm 2025 và giai đoạn 03 năm (2025-2027)

Thông báo về việc tuyển chọn, xét giao trực tiếp các nhiệm vụ khoa học và công nghệ bổ sung cấp Bộ thực hiện năm 2024

Thông báo đề xuất các nhiệm vụ từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường năm 2024 và giai đoạn 03 năm (2024-2026)

Thông báo về việc tuyển chọn bổ sung nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ thực hiện năm 2023 lĩnh vực biến đổi khí hậu

Mời tham dự Hội thảo đào tạo với chủ đề “Thúc đẩy phát triển công trình phát thải ròng bằng 0 – Kinh nghiệm quốc tế và giải pháp khuyến nghị cho Việt Nam”

Công bố danh mục và các tài liệu hướng kỹ thuật trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật đô thị và môi trường do Bộ Xây dựng quản lý

® MOC giữ bản quyền nội dung trên website này.
THÔNG TIN LIÊN HỆ.