
Mỗi ngày, toàn xã Nam Trung thải ra môi trường khoảng 3 tấn rác, trong đó có khoảng 2 tấn rác hữu cơ. Rác vô cơ được thu gom, hợp đồng với doanh nghiệp vận chuyển đi xử lý theo định kỳ.

Tận dụng rác thải để giải quyết vấn đề liên quan môi trường là yêu cầu mà cuộc thi “Sáng kiến xây dựng xã hội bền vững” năm 2024 đưa ra cho các thí sinh. Ðây là cuộc thi do Trường đại học Quốc tế (Ðại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) phối hợp Sở Giáo dục và Ðào tạo Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, nhằm khơi gợi các ý tưởng xanh có tác động tích cực đến cộng đồng.

Ngày 3/11, UBND TP Dĩ An phối hợp cùng chi đoàn cơ sở T78 – Đoàn Thanh niên Văn phòng TW Đảng, đoàn phường Bến Nghé, quận 1 và chi đoàn khu phố Ba Son, phường Bến Nghé, quận 1, TP Hồ Chí Minh tổ chức chương trình "Ngày chủ nhật xanh trồng cây xanh tạo cảnh quang môi trường năm 2024" tại Trung tâm văn hóa thông tin - thể thao TP Dĩ An.

Hiện nay, phát thải cho sản xuất clinker trong nước bình quân khoảng 900 kg CO₂/tấn clinker. Đối với sản xuất xi măng, lượng phát thải khoảng 670 kg CO₂/tấn xi măng. Theo Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050 đặt ra mục tiêu, đến năm 2030, các dây chuyền xi măng đã đầu tư đạt mức phát thải dưới 650 kg CO₂/tấn xi măng và giai đoạn 2031 - 2050 là dưới 550 kg CO₂/tấn xi măng.
Theo báo cáo thẩm định MRV, phát thải trung bình cho sản xuất clinker tại Vicem trong vài năm gần đây ở mức 872 kg CO₂/tấn clinker. Đối với xi măng, mức phát thải trong năm 2023 khoảng 617 kg CO₂/tấn xi măng (PCB40 dân dụng). Trong 9 tháng đầu năm 2024 khoảng 610 kg CO₂/tấn xi măng, đáp ứng mục tiêu đặt ra trong Chiến lược phát triển VLXD Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050.

Sáng 3-11, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin – Thể thao TP.Dĩ An đã diễn ra chương trình Ngày Chủ nhật xanh trồng cây tạo mỹ quan môi trường năm 2024.

Trước tình trạng ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu dẫn đến thiên tai, bão lũ ngày càng ảnh hưởng đến cuộc sống của con người, Câu lạc bộ (CLB) tình nguyện vì môi trường SVWAO được thành lập với mong muốn lan tỏa và kêu gọi mọi người cùng đoàn kết, chung tay bảo vệ môi trường sống xanh - sạch - đẹp bằng những hành động cụ thể, thiết thực.

Đây là một cách làm đầy sáng tạo của ngành môi trường huyện Hòa Vang hơn 6 năm qua. Với việc hình thành một nhóm zalo, qua đó huy động các thành phần, đối tượng có tinh thần, trách nhiệm trong bảo vệ môi trường tham gia, nhờ vậy, môi trường huyện Hòa Vang ngày càng sạch, đẹp, góp phần quan trọng trong xây dựng nông thôn mới, xây dựng “Hòa Vang - Huyện môi trường”.

Huyện đoàn Phú Bình vừa phối hợp với Trung tâm Môi trường tài nguyên miền núi (Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên) và Tỉnh đoàn trao hỗ trợ 5 bể bioga Composite 10m3 và 16 lít chế phẩm sinh học cùng bơm phun, 15 thùng ủ rác hữu cơ (tổng trị giá trên 100 triệu đồng) cho 20 hộ dân tham gia mô hình, thuộc Dự án “Xây dựng các mô hình điểm nâng cao chất lượng môi trường nông thôn tỉnh Thái Nguyên” của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.

Xác định tiêu chí môi trường là tiêu chí quan trọng góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, tạo mỹ quan sáng - xanh - sạch - đẹp, xã Trường Long A (huyện Châu Thành A) luôn quan tâm, coi trọng việc bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường.

Trước tình trạng rác thải đổ ra môi trường có xu hướng ngày càng tăng, nhất là sau thiên tai, thời gian qua, phường Yên Thịnh, thành phố Yên Bái đã tích cực triển khai các hoạt động phân loại rác tại nguồn, tái chế và xử lý rác thải.