
Tại địa bàn tỉnh Hải Dương, huyện Nam Sách đang là địa phương đi đầu và thực hiện hiệu quả mô hình phân loại rác tại nguồn có ủ rác hữu cơ tập trung theo Đề án “Xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”.

Năm 2024, Sở Tài nguyên và Môi trường tăng cường công tác quản lý đất đai, thực hiện với 3.744 thửa đất đã xác lập pháp lý, với diện tích 9.290,53ha, đạt 99,24% và đã được đăng ký đất đai vào hồ sơ địa chính theo quy định. Đã trình Thủ tướng Chính phủ kế hoạch sử dụng đất 5 năm, phê duyệt kế hoạch sử dụng đất cấp huyện năm 2024 thống kê đất đai năm 2023; Kế hoạch sử dụng đất năm 2025 cấp huyện và chuẩn bị kiểm kê đất đai năm 2024. Thực hiện rà soát để điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030 cấp huyện.

Để thay đổi vòng đời của rác, Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn (LSP) đã vận động người dân cùng chung tay hành động, bắt đầu từ việc thay đổi thói quen tiêu dùng hàng ngày và phân loại rác tại nguồn đúng cách.

Hiện nay, mỗi ngày các đô thị nước ta thải ra khoảng 38.000 tấn rác sinh hoạt, khu vực nông thôn khoảng 32.000 tấn. Lượng rác ở đô thị được đưa đến bãi chôn lấp tập trung chỉ chiếm 60% - 65%. Tại Tọa đàm “Kinh tế tuần hoàn trong xử lý rác thải ở Việt Nam”, các đại biểu Quốc hội, chuyên gia, nhà khoa học đã nêu nhiều giải pháp xử lý rác thải theo mô hình kinh tế tuần hoàn.

Tại Hội thi Giải pháp bảo vệ môi trường và khắc phục hậu quả ô nhiễm môi trường cấp tỉnh năm học 2024 - 2025, nhiều ý tưởng, giải pháp sáng tạo, gần gũi với cuộc sống hằng ngày, đặc biệt thể hiện sự quan tâm đến hoạt động bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên đã được học sinh nghiên cứu thực hiện.
Ý tưởng sáng tạo, hữu ích

Tại mỗi điểm trường, Quỹ bảo vệ môi trường Lào Cai đã triển khai hoạt động tuyên truyền thông qua phương pháp treo băng rôn, khẩu hiệu, áp phích, tờ rơi, tuyên truyền trực tiếp bằng clip tác hại của việc sử dụng đồ nhựa dùng một lần và túi nilon khó phân hủy…

Phát huy tinh thần xung kích ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, các cơ sở Đoàn trên địa bàn thị xã Quế Võ tổ chức phát tờ rơi tuyên truyền phòng, chống rác thải nhựa tại khu chợ dân sinh; đảm nhận các tuyến đường thanh niên tự quản với các tiêu chí “sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn - văn minh”; xây dựng khu vui chơi từ vật liệu tái chế; trồng cây xanh; ra quân dọn vệ sinh khu dân cư, xử lý các điểm đen về rác; bóc, gỡ biển quảng cáo trái phép, khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm…

Những năm gần đây, TP Đà Lạt đã nỗ lực không ngừng trong công tác quản lý đất đai và bảo vệ môi trường. Những nỗ lực ấy đã đạt được những kết quả đáng kể, góp phần bảo tồn và phát triển bền vững địa phương.

Thông qua Dự án Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam, 570 tấn rác thải nhựa được thu gom và quản lý (đạt 265% so với mục tiêu ban đầu), các mô hình du lịch giảm nhựa tại thành phố Huế cũng được hình thành, phát triển…

Phụ nữ không chỉ đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh mà còn khẳng định là một trong những lực lượng tiên phong trong quản lý rác thải, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.