Hành động kiến tạo cộng đồng xanh đang dần trở thành vấn đề cốt lõi trong việc cải cách đô thị. Từ khi Kế hoạch được ban hành và triển khai, các tỉnh, thành phố trên toàn Trung Quốc đã tích cực hưởng ứng, xây dựng và ban hành các kế hoạch phù hợp với tình hình thực tế của mỗi địa phương. Tính đến cuối tháng 9 năm 2021, Tế Nam, Ninh Ba và một số thành phố khác đã đặt ra mục tiêu hàng năm một cách hợp lý và đạt được kết quả sơ bộ trong hành động kiến tạo cộng đồng xanh một cách toàn diện.
Cộng đồng xanh tiêu biểu tại Giang Môn
Các cộng đồng xanh phù hợp với khái niệm và yêu cầu của phát triển xanh và bền vững trong thời đại mới, đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và nuôi dưỡng các quan niệm cũng như lối sống xanh trong xã hội, có ý nghĩa to lớn trong việc hiện thực hóa một môi trường sinh thái, môi trường sống đẹp, xanh, lành mạnh. Kế hoạch chỉ ra rằng, trong năm 2022, hành động kiến tạo cộng đồng xanh sẽ đạt được những kết quả đáng ghi nhận, đặt mục tiêu phấn đấu sẽ có trên 60% cộng đồng đô thị cả nước tham gia hành động kiến tạo và đáp ứng các yêu cầu kiến tạo xanh, từ đó đặt ra việc so sánh dựa trên 5 khía cạnh và 16 yêu cầu trong tiêu chuẩn kiến tạo theo đúng hiện trạng, kiểm tra và bù đắp các mặt còn thiếu sót, đồng thời thực hiện vững chắc việc tạo dựng nên các cộng đồng xanh.
Cộng đồng xanh là mô hình bền vững cho sự phát triển các cộng đồng trong hiện tại và tương lai. Tuy nhiên, trong quá trình kiến tạo cộng đồng xanh cần quan tâm đến sự khác biệt giữa hệ thống chính sách, sự phối hợp hữu cơ với việc xây dựng các cộng đồng carbon thấp và các khu định cư sinh thái.
Theo mục tiêu “đạt đỉnh carbon và trung hòa carbon”, các cộng đồng đủ tiêu chuẩn nên khám phá xây dựng các dạng mô hình cộng đồng khác như cộng đồng sinh thái carbon thấp, cộng đồng sinh thái không carbon… để ngăn chặn tình trạng xây dựng quá mức.
Kế hoạch tổng thể và tiến độ ổn định
Trong mục tiêu, chiến lược, phương pháp và quy trình xây dựng cộng đồng xanh cần phản ánh bốn kế hoạch tổng thể dưới đây:
Một là, cần tính toán cụ thể mục tiêu dài hạn và ngắn hạn của các cộng đồng xanh. Việc phát triển cộng đồng xanh là một nhiệm vụ mang tính lâu dài, nội dung phát triển cần được thực hiện theo từng bước, từng giai đoạn, không thể gấp rút. Việc kiến tạo cộng đồng xanh hiện nay chú trọng nhiều hơn đến xanh hóa và mỹ quan cộng đồng, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường. Các công trình sinh thái, carbon thấp và hữu cơ ở cấp độ cao vẫn cần được tăng cường song song; số lượng các công trình xanh trong cộng đồng, việc xây dựng các khu định cư sinh thái, hay thúc đẩy các dự án hạ tầng xanh hiện nay… vẫn còn đang kém xa so với kỳ vọng. Do đó, trong quy hoạch và thiết kế cộng đồng xanh, cần xác định mục tiêu thực hiện theo từng giai đoạn, dự phòng tốt các dự án, từng bước nâng cao trình độ phát triển xanh của cộng đồng sau khi các công nghệ xanh liên quan được hoàn thiện, để từ đó đạt được sự phát triển bền vững.
Công viên sinh thái trong các cộng đồng xanh
Hai là, cần tính đến sự khác biệt về địa lý và giai đoạn phát triển, từ đó đề ra các điểm mấu chốt, trọng tâm. Điều kiện khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam Trung Quốc có sự chênh lệch lớn, các dạng địa hình cũng rất phong phú và khác biệt. Dựa trên đặc điểm địa lý và đặc điểm văn hóa khu vực của các cộng đồng đô thị khác nhau, các trường hợp điển hình về mô hình cộng đồng xanh, cảnh quan, chuyển đổi xây dựng đô thị bọt biển, bảo vệ tài nguyên văn hóa lịch sử… cũng từ đó mà được thay đổi để trở nên phù hợp với từng khu vực.
Ba là, cần phối hợp nhu cầu xây dựng của các cơ sở chức năng khác nhau. Việc kiến tạo các cộng đồng xanh cần tuân theo nguyên tắc an toàn, ưu tiên sinh thái, hài hòa các khu vực, đồng thời phối hợp hữu cơ và tích hợp các chức năng của các cơ sở khác nhau trong cộng đồng để cung cấp các dịch vụ cho hoạt động của cộng đồng. Trong thực tế, không gian trong cộng đồng tương đối hạn chế và có thể gây ra xung đột không gian trong việc xây dựng các cơ sở với các chức năng khác nhau. Để giải quyết vấn đề này, trong giai đoạn lập kế hoạch và thiết kế cộng đồng xanh, các nguyên tắc ưu tiên an toàn công cộng cần được tuân thủ, đồng thời thực hiện các thỏa thuận phối hợp giữa các cơ sở, công trình trong cộng đồng.
Bốn là, cần tính đến nhu cầu khác nhau của các giai đoạn xây dựng. Trong tháng 7 và tháng 8 năm 2020, các cơ quan nhà nước đã liên tiếp ban hành 3 văn bản liên quan đến phát triển cộng đồng: “Ý kiến chỉ đạo của Văn phòng Hội đồng Nhà nước về Thúc đẩy Toàn diện Cải tạo Đô thị và Nông thôn cũ”, “Thông báo của Bộ Nhà ở và Phát triển Đô thị - Nông thôn và các Sở khác về việc Phát hành Kế hoạch Hành động Thành lập Cộng đồng xanh” và “Ý kiến của Bộ Nhà ở và Phát triển Đô thị - Nông thôn và các Sở khác về việc Thực hiện các Hành động Cải thiện đối với những Thiếu sót trong Xây dựng Cộng đồng dân cư Đô thị” tương ứng với các cộng đồng cũ, cộng đồng xanh và cộng đồng dân cư hoàn chỉnh. Ba loại hình cộng đồng này đã bao hàm mức độ xây dựng của hầu hết các khu dân cư đô thị hiện có tại Trung Quốc. Trong số đó, cộng đồng cũ chỉ cộng đồng dân cư được xây dựng trước năm 2000, đang trong tình trạng xuống cấp và hư hỏng, các cơ sở dịch vụ hỗ trợ gặp nhiều hạn chế cần được cải tạo, chuyển đổi; còn cộng đồng dân cư hoàn chỉnh đề cập đến đơn vị sống cung cấp đầy đủ dịch vụ và tiện nghi cơ bản cho đời sống hàng ngày của dân chúng. Có thể thấy, phương hướng thực hiện sau khi các văn bản trên được ban hành đó là: triển khai rộng rãi các hành động kiến tạo cộng đồng xanh cho các cộng đồng dân cư hoàn chỉnh có điều kiện và nền tảng tốt, đẩy nhanh sự phát triển chất lượng cao; đề xuất mục tiêu cải tạo các cộng đồng cũ với nền tảng kém và cơ sở vật chất lạc hậu để từ đó thực hiện chuyển đổi xanh. Các vấn đề chính thường xuất phát từ các cộng đồng cũ và vùng phụ cận, vì vậy cần thực hiện cải tạo phối hợp với nâng cao các cộng đồng này tại các đô thị thông qua tái thiết mạng lưới đường ống, hệ thống thoát nước và kiểm soát lũ lụt, quản lý điểm ngập úng, tái tạo nước mưa, xử lý nước thải đen và có mùi, xây dựng đô thị bọt biển…; từ đó thay đổi những cộng đồng cũ lạc hậu, ô nhiễm thành cộng đồng xanh an toàn, đáng sống, ngăn nắp, xanh – sạch – đẹp, nâng cao chất lượng sống, tiêu chuẩn xây dựng cộng đồng, dịch vụ cộng đồng, thúc đẩy sự phát triển của văn minh sinh thái và giải quyết những vấn đề đang được quan tâm.
Sự phối hợp của các hệ thống quy hoạch khoa học
Trong quá trình kiến tạo cộng đồng xanh, công tác quy hoạch cần có sự can thiệp tích cực và đóng vai trò điều phối. Các vấn đề và mâu thuẫn phát sinh trong xây dựng cộng đồng thường không phải là vấn đề độc lập, riêng lẻ của một địa phương mà cần được phối hợp và cải thiện một cách có hệ thống trên quy mô lớn. Ví dụ, việc bố trí các công trình dịch vụ công cộng và các địa điểm thể thao giải trí, hay các tổ chức giao thông đường bộ, các yêu cầu cải tạo mặt tiền đường phố, điều phối bãi đỗ xe, hệ thống thoát nước… đều cần đến sự can thiệp của công tác quy hoạch trong giai đoạn đầu để đảm bảo tính toàn vẹn của việc thực hiện quy hoạch từ cấp trên và sự hài hòa của phong cách đô thị.
Trong quá trình kiến tạo cộng đồng xanh, cần sử dụng tối đa hệ thống lập kế hoạch để đạt hiệu quả tốt nhất. Trong giai đoạn đầu của quy hoạch và thiết kế cộng đồng xanh, các đơn vị quản lý lập kế hoạch cần hợp tác làm việc với các kiến trúc sư và kỹ sư cảnh quan, hướng dẫn một cách có hệ thống việc chuyển đổi xanh của cộng đồng thông qua theo dõi và xây dựng kế hoạch hành động, thúc đẩy sự phối hợp giữa các khu vực chính và đảm bảo chất lượng cao.
Khả năng phục hồi
Trong những năm gần đây, đã có nhiều sự cố liên quan đến vấn đề an toàn công cộng phát sinh trong các cộng đồng trên phạm vi toàn quốc. Ví dụ như vụ tai nạn nổ khí gas trong khu chợ công cộng tại thành phố Thâp Yển, vụ nổ sạc trong nhà xe điện 9.20, hỏa hoạn ở Thông Châu, Bắc Kinh, cháy nổ thang máy ở Thành Đô, lũ lụt ở Trịnh Châu và tình trạng ngập úng nghiêm trọng của bãi đỗ xe ngầm tại Sơn Tây… Các vấn đề an toàn cộng đồng xảy ra xung quanh đời sống nhân dân cần được quan tâm xem xét và nghiên cứu giải pháp chi tiết hơn.
Mô hình xe đạp công cộng cho thuê tại các cộng đồng xanh
Cộng đồng xanh được coi như một dự án phức hợp, bao trùm và liên quan đến mọi mặt trong đời sống cư dân. Chỉ khi an toàn tính mạng và tài sản của con người được đặt làm trọng tâm của công trình xây dựng trên cơ sở thiết kế cộng đồng xanh đơn giản, phù hợp, xanh và ít carbon, đồng thời, khả năng an toàn thiết kế và quy hoạch cũng như khả năng phục hồi được đảm bảo xuyên suốt; thì khả năng phòng chống và giảm nhẹ thiên tai của cộng đồng mới được nâng cao một cách hiệu quả, trong trường hợp có thiên tai lớn xảy ra sẽ có thể chủ động ứng phó và chống chọi hiệu quả.
Các nhà hoạch định trách nhiệm cộng đồng nên tiến hành đánh giá mức độ rủi ro và lập kế hoạch đối với các loại thiên tai mà cộng đồng có thể gặp phải trong suốt quá trình thiết kế (bao gồm lũ quét, mưa bão lớn, sụt lún bề mặt, sạt lở đất, rò rỉ khí đốt, hỏa hoạn nhà cao tầng, động đất, cháy nổ, an toàn & sức khỏe cộng đồng…), từ đó đưa ra các biện pháp như gia cố chống động đất cho các công trình cũ, xây dựng các bãi đỗ xe và cơ sở sạc điện an toàn, kiểm tra các họng cứu hỏa trong các tòa nhà cao tầng, … để đảm bảo và củng cố an ninh cho cuộc sống xanh của người dân cộng đồng.
Việc kiến tạo cộng đồng xanh là sự lựa chọn tất yếu để bước vào giai đoạn phát triển văn minh sinh thái, là điểm xuất phát quan trọng để giải quyết các vấn đề mâu thuẫn cơ bản hiện nay tại Trung Quốc, là điểm quan trọng để thúc đẩy quá trình phát triển đô thị. Mục tiêu của kiến tạo cộng đồng xanh là thuân thủ nguyên tắc phát triển lấy con người làm trung tâm, thực hiện khái niệm phát triển xanh, từng bước hoàn thiện các nhu cầu cơ bản, cải thiện – nâng cấp theo từng giai đoạn cụ thể, xây dựng cộng đồng xanh cư dân đô thị với nền tảng vững chắc, hoàn thiện, chất lượng cao và mang tính đặc trưng, góp phần hiện thực quá trình xây dựng văn minh sinh thái, phát triển bền vững, giúp con người có một cuộc sống an toàn, thuận tiện, hài hòa, tốt đẹp.
Trang Tin tức Xây dựng Trung Quốc,
18/10/2022
ND: Ngọc Anh
- Các sáng kiến phát triển bền vững (10/02/2025)
- Quỳnh Phụ (Thái Bình): Ra quân tổng vệ sinh môi trường, thu gom và xử lý rác thải (14/01/2025)
- TPHCM: Sáng kiến vì môi trường xanh (07/11/2024)
- Hội thảo Phổ biến lộ trình áp dụng mô hình thông tin công trình (BIM) (01/10/2024)
- Các ví dụ về tòa nhà phát thải ròng bằng 0 (28/08/2024)
- Bến Tre: Tăng cường phân loại rác tại nguồn (21/08/2024)
- Những sai lầm phổ biến khi lắp ghép các mặt tiền thông gió (20/08/2024)
- Mô hình nhà ở xã hội cho thuê - kinh nghiệm thế giới (14/08/2024)
- Giải pháp đường thông minh (30/07/2024)
- Ứng dụng nhựa composite gia cường cho các cột bê tông cốt thép (23/07/2024)
- Các ví dụ về thiết kế ưa sinh học (23/07/2024)
- TP Hà Tĩnh trồng mới hơn 141.000 cây xanh hoàn thành vượt chỉ tiêu theo kế hoạch (17/07/2024)
- Trà Vinh: Nhân rộng mô hình phân loại, xử lý rác tại hộ gia đình (16/07/2024)
- Giải pháp mới cho bê tông biến tính (15/07/2024)
- Trung Quốc: Tích hợp các biện pháp quản lý kỹ thuật số xây dựng (15/07/2024)
- Thiết kế môi trường tổng hợp với các công cụ đặc biệt hỗ trợ khả năng tiếp cận cho người khuyết tật (11/07/2024)