JSOFT
Ứng dụng nhựa composite gia cường cho các cột bê tông cốt thép
23/07/2024
(MOC.GOV.VN) - Gia cường các cột bê tông cốt thép là một vấn đề kỹ thuật, mà mỗi vấn đề kỹ thuật đều có giải pháp cụ thể. Mỗi giải pháp đều có ưu điểm và nhược điểm, liên quan đến vật liệu sử dụng: gia cường cột bằng các góc kim loại, thép, các yếu tố thép cứng hay thép bê tông... Các biện pháp trên đều có nhược điểm chung như số lượng yếu tố (phần tử) tăng đáng kể, điều này dẫn đến giảm diện tích bên trong và làm biến dạng thiết kế. Ngoài ra, thực hiện các biện pháp này cần nhiều nhân công có trình độ, sử dụng các thiết bị nặng và đắt tiền.


 Vật liệu FRP dạng sợi riêng biệt, dạng cuộn và dạng lưới.

Công nghệ xây dựng hiện đại có phương án nữa để gia cường các kết cấu bê tông cốt thép đó là sử dụng nhựa composite gia cường (Fiber Reinforced Polymer, FRP) sẽ khắc phục hoàn toàn nhược điểm của các biện pháp truyền thống, hơn nữa có nhiều ưu điểm nổi trội. Sử dụng FRP để gia cường các cột bê tông cốt thép bảo đảm hỗ trợ cột hiệu quả mà không làm thay đổi kích cỡ, hình thức và trọng lượng của các yếu tố được gia cố. FRP là một trong những giải pháp hữu hiệu nhất để gia cố các công trình có giá trị khảo cổ - lịch sử. Khả năng chống ăn mòn cao nên FRP cũng rất thích hợp để áp dụng trong môi trường biển, khu vực duyên hải.


Vật liệu FRP dạng sợi riêng biệt, dạng cuộn và dạng lưới.

Vật liệu được chế tạo dưới dạng tấm, xoắn thành cuộn dài, điều này giúp tránh sự hình thành các khu vực mối nối. Lắp đặt đơn giản nên chi phí thấp, phù hợp để gia cường các cấu trúc sẵn có nhằm tối thiểu hóa các tác động tiêu cực đến các cấu trúc này. FRP có thể thay thế sắt mà vẫn bảo đảm chất lượng, đồng thời nhẹ và rẻ hơn, dễ lắp đặt hơn, tính kháng ăn mòn cao hơn so với sắt. Nhiều nghiên cứu mở rộng để thử nghiệm FRP ở các mức tải khác nhau và khắc phục các trở ngại kỹ thuật liên quan đến việc ứng dụng vật liệu đã cho những kết quả khả quan.

 

Nhựa composite gia cường thực chất là các sợi công nghiệp cường độ cao trộn với polymer. Bản thân polymer khả năng chịu lực không cao, nhưng có vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp các sợi, bảo vệ sợi tránh tác động của hóa chất và tia cực tím, và các tác động cơ học. Kinh nghiệm cho thấy kết cấu được gia cố có thể chịu các tải trọng bên ngoài, và có cường độ cao. Các đặc tính của vật liệu FRP thay đổi tùy theo loại sợi được sử dụng (sợi thủy tinh, sợi carbon, sợi aramid, sợi bazan...), lượng sợi trong vật liệu kết dính và nhiều yếu tố khác.


Vật liệu FRP dạng sợi riêng biệt, dạng cuộn và dạng lưới.

Trong vài thập kỷ gần đây, FRP chủ yếu được khai thác trong các lĩnh vực hàng không vũ trụ và quân sự nhờ cường độ cao ở khối lượng tương đối thấp. Để làm vật liệu xây dựng, cho tới nay FRP vẫn chưa thực sự phổ biến, nguyên nhân chính là do giá thành cao.

Sợi thủy tinh được sử dụng trong bê tông ở ba dạng cơ bản: các sợi riêng biệt, cuộn, và lưới (xem các hình). Riêng ở dạng lưới, có nhiều kiểu lưới khác nhau tùy theo hướng của các sợi.

Vật liệu được áp dụng phổ biến nhất trong các kết cấu dân dụng kỹ thuật dưới dạng polymer cốt sợi thủy tinh (GFRP) hoặc sợi carbon (CFRP), polymer cốt sợi aramid (AFRP). Trong đó, các sợi thường không đồng nhất, do đó tính chất cơ học của vật liệu composite sẽ rất khác nhau tùy vào loại sợi, chất kết dính được sử dụng, số lượng sợi và góc của các sợi trong chất kết dính.

 

Bảng dưới cho thấy các tính chất cơ học của một số vật liệu phổ biến nhất, các chỉ số liên quan đến trục dọc của sợi theo hệ số đàn hồi (E-modulus), biến dạng ngưỡng (Ultimate Strain) và cường độ kéo ngưỡng (Ultimate Tensile Strength- UTS). Tất cả các vật liệu sợi thể hiện tính linh hoạt cho đến giá trị ngưỡng của lực kéo căng. 

Vật liệu

Ngưỡng cường độ bảo đảm (Gpa)

Hệ số đàn hồi (Gpa)

CF 130 carbon (CFRP)

3,790

228

AK 60 cốt sợi aramid

2,000

117

EG 900 E - Glass

1,520

72.4

Một ưu điểm nữa của FRP là khả năng chịu các tác động ăn mòn của môi trường rất cao, hệ số cường độ/trọng lượng cao. Khối lượng của FRP chỉ xấp xỉ một phần năm khối lượng thép, trong khi cường độ gấp 8 -10 lần so với thép. Ưu điểm của việc sử dụng FRP còn ở sự đơn giản trong sản xuất và lắp đặt, tiết kiệm thời gian và chi phí cho bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa. FRP có trường điện từ biến thiên, cho phép sử dụng vật liệu trong các công việc lắp ghép đặc biệt.

 

Như vậy, nguyên tắc cơ bản để gia cường cột bê tông cốt thép bằng FRP là lắp đặt vật liệu trên tất cả các mặt của cột, duy trì hướng của các sợi dọc theo trục dọc của cột. Các sợi kháng được biến dạng ngẫu nhiên do hiệu ứng Poisson khi cột được ép xuống. Áp suất bên được hình thành trong lớp sợi tạo ra ứng suất ba chiều trong bê tông, từ đó cải thiện đáng kể cường độ và độ dẻo đàn hồi so với trạng thái bê tông dưới áp suất trục.

Nguồn: Tạp chí Nhà khoa học trẻ, tháng 3/2022

ND: Lệ Minh

Tin chỉ đạo, điều hành

Quảng Ninh: Tháng cao điểm ra quân tổng dọn vệ sinh môi trường Vịnh Hạ Long

Hội thảo “Lấy ý kiến sửa đổi Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình”

Penetron và các tiêu chuẩn môi trường trong xây dựng

Góp ý cho dự thảo Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ ngành Xây dựng giai đoạn 2021-2030

Khai mạc phiên chính thức Đại hội Đại biểu Đảng bộ Bộ Xây dựng lần thứ IX, nhiệm kỳ 2020-2025

Quyết định về việc thành lập Hội đồng tư vấn đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng năm 2019 của Viện Vật liệu xây dựng

Quyết định về việc thành lập Hội đồng tư vấn đánh giá nghiệm thu kết quả nhiệm vụ KHCN “Nghiên cứu, đề xuất giải pháp đầu tư, quản lý, khai thác không gian ngầm phục vụ công cộng đô thị thích ứng với điều kiện Việt Nam”

Bộ Xây dựng trao Quyết định bổ nhiệm Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường

Le Doan Hop

Thông báo về việc tuyển chọn, xét giao trực tiếp các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ thực hiện năm 2025

Thông báo về việc tuyển chọn, giao nhiệm vụ nguồn vốn sự nghiệp bảo vệ môi trường thực hiện trong kế hoạch năm 2025 và giai đoạn 2025-2027 của Bộ Xây dựng

Thông báo đề xuất các nhiệm vụ từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường năm 2025 và giai đoạn 03 năm (2025-2027)

Thông báo về việc tuyển chọn, xét giao trực tiếp các nhiệm vụ khoa học và công nghệ bổ sung cấp Bộ thực hiện năm 2024

Thông báo đề xuất các nhiệm vụ từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường năm 2024 và giai đoạn 03 năm (2024-2026)

Thông báo về việc tuyển chọn bổ sung nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ thực hiện năm 2023 lĩnh vực biến đổi khí hậu

Mời tham dự Hội thảo đào tạo với chủ đề “Thúc đẩy phát triển công trình phát thải ròng bằng 0 – Kinh nghiệm quốc tế và giải pháp khuyến nghị cho Việt Nam”

Công bố danh mục và các tài liệu hướng kỹ thuật trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật đô thị và môi trường do Bộ Xây dựng quản lý

® MOC giữ bản quyền nội dung trên website này.
THÔNG TIN LIÊN HỆ.