JSOFT
Nghiệm thu Đề tài "Nghiên cứu chế tạo vật liệu chèn khe co giãn đường bê tông xi măng từ phế thải bitum cốc hóa và phế thải lưu huỳnh"
25/03/2019
(MOC.GOV.VN) - Ngày 26/2/2019, Bộ Xây dựng đã tổ chức nghiệm thu Đề tài "Nghiên cứu chế tạo vật liệu chèn khe co giãn đường bê tông xi măng từ phế thải bitum cốc hóa và phế thải lưu huỳnh" do Viện Vật liệu xây dựng chủ trì thực hiện. PGS.TS. Vũ Ngọc Anh - Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường Bộ Xây dựng làm Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu.


Toàn cảnh Hội đồng nghiệm thu

Tại hội nghi, ThS. Thái Duy Đức chủ nhiệm đề tài đã trình bày khái quát báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu thực hiện đề tài. Báo cáo cho biết, mặt đường bê tông xi măng (BTXM) là 1 trong 2 loại mặt đường chính được áp dụng nhiều trong xây dựng các tuyến đường bộ ở trên thế giới cũng như Việt Nam. Ngoài các mặt đường BTXM đặc biệt không sử dụng các hệ thống khe (khe co và khe giãn) thì khe của mặt đường BTXM phân tấm là một trong những bộ phận tồn tại nhiều vấn đề cũng như nhược điểm của loại mặt đường này. Việc thi công không tốt vị trí khe có thể ảnh hưởng đến chất lượng khai thác cũng như những phá hoại, hư hỏng mặt đường BTXM phân tấm, Một trong những nguyên nhân dẫn đến những hư hỏng sớm (trước tuổi thọ) của mặt đường BTXM ở Việt Nam chính là chất lượng xử lý khe giữa các tấm BTXM, trong đó có nguyên nhân là chất lượng thi công cũng như chất lượng của vật liệu chèn các khe còn chưa tốt. Các vật liệu sử dụng tự chế tạo trong nước thường có chất lượng không đảm bảo, nếu sử dụng các loại vật liệu nhập ngoại tốt thì đắt tiền khó có thể áp dụng đối với các tuyến đường kéo dài (đội vốn lớn).

Theo báo cáo của nhóm thực hiện đề tài, trong thi công mặt đường bê tông xi măng thì hạng mục thiết kế các khe co giãn là một phần không thể thiếu. Một số loại vật liệu chèn khe co giãn đường bê tông xi măng thường được sử dụng như: vật liệu gốc silicon, popyurethan, polysunfit và vật liệu gốc bitum biến tính. Trong số các loại vật liệu chèn khe nói trên thì vật liệu chèn khe gốc bitum biến tính được sử dụng phổ biến nhất vì có nhiều ưu điểm như dễ thi công, bền thời tiết, độ bám dính với bê tông rất tốt và giá thành rẻ hơn so với các loại vật liệu chèn khe khác. Sản phẩm vật liệu chèn khe gốc bitum đang được cung cấp trên thị trường nước ta hiện nay chủ yếu là sản phẩm ngoại nhập của một số hãng như: crackmaster 1190, carafco và một số sản phẩm từ Trung Quốc,…còn các sản phẩm được sản xuất trong nước vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu về chất lượng đối với loại vật liệu này.

Theo nhóm nghiên cứu, hiện tại, vật liệu chèn khe gốc bitum đang sử dụng nguồn nguyên liệu bitum từ dầu mỏ, trong khi đó nguồn bitum cốc hóa được tạo ra trong quá trình luyện than cốc mỗi năm là hàng nghìn tấn và lượng tiêu thụ nguồn nguyên liệu này vẫn đang là vẫn đề nan giải cho các nhà máy cốc hóa. Để giảm chi phí giá thành sản xuất vật liệu chèn khe gốc bitum thì việc sử dụng nguồn bitum cốc hóa và lưu huỳnh thu hồi từ nhà máy lọc hóa dầu là một hướng nghiên cứu mới trong việc sử dụng nguồn nguyên liệu phế thải làm vật liệu xây dựng.

Đề tài “Nghiên cứu chế tạo vật liệu chèn khe co giãn đường bê tông xi măng từ phế thải bitum cốc hóa và phế thải lưu huỳnh” – mã số RD 77-16 với mục tiêu sử dụng nguồn bitum cốc hóa từ nhà máy luyện cốc và nguồn lưu huỳnh thu hồi từ nhà máy lọc hóa dầu để chế tạo vật liệu chèn khe co giãn đường bê tông xi măng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và thay thế sản phẩm ngoại nhập và đồng thời giải quyết vấn đề môi trường.

Đề tài có mục tiêu nghiên đưa ra được quy trình công nghệ chế tạo vật liệu chèn khe co giãn đường bê tông xi măng từ phế thải bitum cốc hóa và phế thải lưu huỳnh thu hồi đáp ứng được các chỉ tiêu chất lượng trong TCVN 9973: 2013.

Trên cơ sở mục tiêu của đề tài, nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chế tạo vật liệu từ nguyên liệu đến các quá trình biến tính và hàm lượng phụ gia. Cụ thể như sau: Đã nghiên cứu ảnh hưởng của loại và hàm lượng polymer nhiệt dẻo, ảnh hưởng của hàm lượng lưu huỳnh đến tính chất của hỗn hợp nhiệt dẻo, ảnh hưởng của phụ gia hóa dẻo và bột độn CaCO3. Nghiên cứu ảnh hưởng của các điều kiện công nghệ trong quá trình chế tạo như: thời gian phối trộn, tốc độ khuấy, nhiệt độ. Các mẫu nghiên cứu đều được đánh giá bằng các phương pháp phân tích hiện đại theo TCVN 9973:2013 và được công nhận tại các phòng thí nghiệm VILAS. Các kết quả nhận được của đề tài bao gồm: Đã nghiên cứu thành công cấp phối chế tạo vật liệu chèn khe từ bitum cốc hóa và các điều kiện công nghệ trong quá trình cấp phối. Đã xây dựng được quy trình công nghệ và sản xuất thử nghiệm 5 tấn vật liệu sử dụng cho dự án đường bê tông Gia Lai – Phú Yên.

Nhận xét về đề tài, chuyên gia phản biện của Hội đồng –TS. Trần Ngọc Huy - Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông vận tải và TS. Nguyễn Anh Vũ – Viện Kỹ thuật Hóa học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cùng các thành viên Hội đồng nghiệm thu đánh giá cao ý nghĩa thực tiễn cũng như kết quả của đề tài. Các ý kiến tại Hội đồng nghiệm thu đều thống nhất cho rằng những nghiên cứu, phát triển tận dụng các nguồn vật liệu có sẵn, vật liệu phế thải để chế tạo ra các vật liệu chèn khe đảm bảo các thông số kỹ thuật yêu cầu là rất cần thiết, điều này góp phần nâng cao chất lượng của vật liệu chèn khe được sử dụng trong nước cũng như nâng cao hiệu quả kinh tế đối với các vật liệu phải nhập ngoại. Chính vì vậy, việc nghiên cứu chế tạo vật liệu chèn khe co giãn đường BTXM từ phế thải bitum cốc hóa và phế thải lưu huỳnh của nhóm thực hiện đề tài đáp ứng đòi hỏi thiết thực và có ý nghĩa rất lớn về mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Đề tài nghiên cứu đã cơ bản hoàn thành các mục tiêu theo đề cương được duyệt và có đủ sản phẩm đã đăng ký, nội dung đề tài đáp ứng các yêu cầu và mục tiêu đề ra.

Tại Hội đồng nghiệm thu, các chuyên gia cũng góp ý cho nhóm thực hiện đề tài một số nội dung như: Hạn chế của nghiên cứu là mới chỉ nghiên cứu thí nghiệm các chỉ tiêu ở quy mô thử nghiệm, các kết quả chỉ tiêu kỹ thuật còn ở ngưỡng thấp, sát cận dưới như nhiệt độ hóa mềm, độ lún đàn hồi (trước và sau khi lão hóa). Thử nghiệm hiện trường chưa có điều kiện theo dõi đánh giá theo thời gian, so sánh với các sản phẩm tương đương để đối chứng. Các kết quả thí nghiệm chưa được xử lý thống kê để khẳng định các giả thuyết đưa ra. Đề tài chưa nêu được phạm vi áp dụng của các loại (hoặc các khuyến cáo sử dụng) cho vùng khí hậu, cho điều kiện làm việc về tải trọng và khai thác vận tải. 

Phát biểu kết luận, TS. Nguyễn Quang Hiệp, Phó Vụ trưởng Vụ Vật liệu xây dựng – Phó Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu tổng hợp ý kiến của các chuyên gia phản biện và các thành viên Hội đồng, đánh giá báo cáo nhiệm vụ khoa học đã hoàn thành theo đề cương nhiệm vụ được duyệt; đề tài đã hoàn thành tốt các nội dung đã đề ra và đề nghị nhóm tác giả tiếp thu ý kiến của Hội đồng để hoàn thiện báo cáo đề tài.

Đề tài được Hội đồng nghiệm thu chấm điểm xếp loại Xuất sắc.


Ninh Hoàng Hạnh 

Tin chỉ đạo, điều hành

Quảng Ninh: Tháng cao điểm ra quân tổng dọn vệ sinh môi trường Vịnh Hạ Long

Hội thảo “Lấy ý kiến sửa đổi Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình”

Penetron và các tiêu chuẩn môi trường trong xây dựng

Góp ý cho dự thảo Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ ngành Xây dựng giai đoạn 2021-2030

Khai mạc phiên chính thức Đại hội Đại biểu Đảng bộ Bộ Xây dựng lần thứ IX, nhiệm kỳ 2020-2025

Quyết định về việc thành lập Hội đồng tư vấn đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng năm 2019 của Viện Vật liệu xây dựng

Quyết định về việc thành lập Hội đồng tư vấn đánh giá nghiệm thu kết quả nhiệm vụ KHCN “Nghiên cứu, đề xuất giải pháp đầu tư, quản lý, khai thác không gian ngầm phục vụ công cộng đô thị thích ứng với điều kiện Việt Nam”

Bộ Xây dựng trao Quyết định bổ nhiệm Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và môi trường

Le Doan Hop

Thông báo về việc tuyển chọn, xét giao trực tiếp các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ thực hiện năm 2025

Thông báo về việc tuyển chọn, giao nhiệm vụ nguồn vốn sự nghiệp bảo vệ môi trường thực hiện trong kế hoạch năm 2025 và giai đoạn 2025-2027 của Bộ Xây dựng

Thông báo đề xuất các nhiệm vụ từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường năm 2025 và giai đoạn 03 năm (2025-2027)

Thông báo về việc tuyển chọn, xét giao trực tiếp các nhiệm vụ khoa học và công nghệ bổ sung cấp Bộ thực hiện năm 2024

Thông báo đề xuất các nhiệm vụ từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường năm 2024 và giai đoạn 03 năm (2024-2026)

Thông báo về việc tuyển chọn bổ sung nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ thực hiện năm 2023 lĩnh vực biến đổi khí hậu

Mời tham dự Hội thảo đào tạo với chủ đề “Thúc đẩy phát triển công trình phát thải ròng bằng 0 – Kinh nghiệm quốc tế và giải pháp khuyến nghị cho Việt Nam”

Công bố danh mục và các tài liệu hướng kỹ thuật trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật đô thị và môi trường do Bộ Xây dựng quản lý

® MOC giữ bản quyền nội dung trên website này.
THÔNG TIN LIÊN HỆ.